Vì sao nên có các chương trình teambuilding dành cho sinh viên?
Đặt trong chiều hướng phát triển hiện nay, việc học tập không chỉ đơn thuần là những tiết học ngồi trên ghế nhà trường với những bài giảng kiến thức, những bài thảo luận nhóm mà hơn thế nữa, việc học tập của sinh viên còn cần kết với những hoạt động ngoại khóa. Chính vì vậy, một trong những hoạt động không thể thiếu mà các nhà trường thường lựa chọn đó là chương trình team building kết hợp dã ngoại. Thông qua nhiều trò chơi và hoạt động khác nhau, sinh viên có thể xây dựng và phát triển nhiều kỹ năng khác nhau. Các chương trình team building tạo một môi trường với khoảng thời gian ngắn mà ở đó các bạn sinh viên sẽ được giải tỏa căng thẳng, cùng cởi mở bản thân. Không những thế các bạn còn được trau dồi thêm các kĩ năng mềm như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống,… đây là cơ hội để mỗi sinh viên phát triển, hoàn thiện bản thân, phát huy được những năng lực tiềm ẩn của chính mình. Những hoạt động, thử thách đưa ra trong chương trình Team building chính là chìa khóa hữu hiệu nhất để truyền tải những ý nghĩa đó.
Những điều cần lưu ý trước khi xây dựng kịch bản team building
- Xác định đối tượng tham gia
Giống như việc cần phác họa ra chân dung khách hàng tiềm năng trước khi tạo ra sản phẩm mới, việc xác định rõ đối tượng tham gia chương trình team building và các đặc tính của họ sẽ giúp bạn thiết kế được một kịch bản team building phù hợp và hiệu quả nhất.
Với mỗi một đối tượng sẽ có những chương trình team building và trò chơi team building khác nhau. Ví dụ nếu đối tượng là các nhân viên trong một công ty, bạn nên thiết kế kịch bản trò chơi team building thiên về đội nhóm nhằm giúp mọi người nâng cao tinh thần tập thể. Hay với đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên. Bạn có thể xây dựng kịch bản thiên về vận động và trí tuệ nhằm giúp mọi người rèn luyện kĩ năng, ý chí tinh thần.
- Xác định mục đích tổ chức chương trình
Việc xác định mục tiêu, mục đích tổ chức chương trình giúp bạn dễ dàng định hướng và đưa các tiết mục, trò chơi vào một cách hợp lí và tạo ra những thông điệp, giá trị ý nghĩa hơn.
Hơn cả niềm vui và sự gắn kết, team building mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta: sự sáng tạo, bứt phá, bản lĩnh, kỉ luật… Việc của bạn là cần nhìn nhận và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những kỷ năng đã có và cần rèn luyện thêm của họ để xây dựng mẫu kịch bản chương trình team building phù hợp và ý nghĩa nhất giúp các bạn sinh viên rèn luyện, thay đổi và phát triển bản thân.
- Xác định thời gian, không gian tổ chức chương trình team building
Xác định thời gian tổ chức chương trình team building giúp bạn nắm được thời gian diễn ra sự kiện và từ đó có thể tính toán, sắp xếp và phân chia thời lượng các tiết mục một cách phù hợp với nội dung chương trình. Ngoài ra, trong quá trình xác định thời gian tổ chức team building. Bạn cũng có thể nắm được tiến độ các công việc chuẩn bị cho chương trình team building được thực hiện như thế nào và dễ dàng giám sát tiến độ chương trình.
Địa điểm tổ chức team building cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lên kịch bản chương trình team building. Ví dụ nếu lựa chọn địa điểm tổ chức chương trình team building ở ngoài trời cho các bạn sinh viên bạn cần thiết kế các trò chơi hoạt náo, mang tính vận động cao. Trong khi đó các trò chơi trong nhà lại thiên về trí tuệ nhiều hơn.
Dưới đây là mẫu kịch bản chương trình teambuilding hay nhất mà Wondertour muốn gửi đến để các bạn cùng tham khảo:
- Chủ đề/slogan: Đoàn kết là chấp hết
- Thời lượng: 90 phút
- Số lượng người tham gia: 3-5 đội chơi, mỗi đội 10 – 15 người chơi
Một chương trình Team building học sinh thường có bố cục như sau:
- Phần 1: Khởi động – Chia độ
- Phần 2: Các thử thách 1 – 2 – 3 – 4
- Phần 3: Tổng Kết – Chia sẻ – Trao giải
Phần 1: Khởi động – Chia đội
- Khởi động Đây là hoạt động đầu tiên để gây sự cuốn hút, phá băng dành cho các bạn học sinh. Hoạt động này vô cùng quan trọng sẽ quyết định về tinh thần của chương trình, quyết định số lượng học sinh tham gia các thử thách. Các thử thách phá băng trong phần này thường là các hoạt động nhẹ nhàng, làm quen xây dựng thiện cảm và sự thích thú với chương trình Thử thách khởi động như: Kết chụm, đoàn kết anh em… - Chia đội Một hoạt động đề cao vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên, các bạn học sinh sẽ thấy được nhiệm vụ của team mình- của lớp mình. Sẵn sàng đồng hành cùng với những người bạn để vượt qua mọi thử thách. Phần chia đội này MC cần phải thực sự lưu ý không tách một lớp thành hai đội khác nhau khi tổ chức team building cho một trường hoặc một khối lớp. Có thể kết hợp hai lớp thành một team để dễ kiểm soát chương trình, vận hành tốt nhất. Các team sẽ được lên dây cót tinh thần, tinh thần quyết tâm máu lửa bằng các hoạt động như: chia áo đội, đặt tên đội, khẩu hiệu và điệu nhảy cá tính của đội mình.
Phần 2: Các thử thách 1 – 2 – 3 – 4
Các thử thách trong chương trình Team building phải thực sự phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của thành viên tham gia. Không những mang lại những phút giây thoải mãi, giải tỏa áp lực, tạo niềm vui tiếng cười mà các hoạt động/thử thách phải mang tính giáo dục trong đó. Vì thế các thử thách cần phải được lựa chọn, sắp xếp cẩn thận, chu đáo để có thể lôi cuốn và truyền tải những thông điệp ý nghĩa.
Game 1: Cuộc đua ngựa chiến
Đạo cụ: ngựa bằng phao hơi Nhiệm vụ: Mỗi lượt di chuyển có 2 thành viên ngồi trên lưng ngựa. Khi có hiệu lệnh bắt đầu người chơi cùng nhau bật nhảy ngựa từ vạch xuất phát đến đích. Tới đích,1 thành viên ở lại, 1 người ôm ngựa về cho nhóm tiếp theo. Người ôm phao về được tính là chưa qua. Yêu cầu: trong quá trình di chuyển phải bật nhảy, mông luôn chạm lưng ngựa. Ngã tại đâu đứng dậy bật nhảy tiếp tại đó. Sau 5 phút, Team nào vận chuyển được nhiều thành viên về nhất sẽ có số điểm cao nhất. Tương ứng 50 điểm/ thành viên.
Game 2: Chiến binh dũng mãnh
Đạo cụ chơi game cho mỗi đội bao gồm: 2 chiếc áo giáp hơi hình cầu Nhiệm vụ: Mỗi đội cử 2 thành viên là 1 nam và 1 nữ để thi đấu với 1 nam và 1 nữ của đội còn lại. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên khoác bóng lên người, 4 chiến binh đứng ở 4 góc sàn đấu dùng hết sức lao vào đẩy đối thủ ra khỏi sân thi đấu. Lần lượt chúng ta loại trực tiếp từng đấu sĩ trước khi đến loạt đối đầu tiếp theo. Lưu ý, trong quá trình thi đấu chỉ dùng bóng để đẩy đối thủ ra khỏi sân đấu Thành viên đội nào ở lại cuối cùng sẽ dành chiến thắng và nhận số cao nhất của trò chơi.
Game 3: Chung một niềm tin
Đạo cụ chơi game dành cho mỗi đội bao gồm: 30 thanh gỗ. Nhiệm vụ: Khi có hiệu lệnh bắt đầu tất cả các thành viên trong đội sử dụng các thanh gỗ xây thành 1 cây cầu có hình vòm. Cầu xây xong phải đáp ứng các yêu cầu: + Hai vị trí đầu cầu và cuối cầu tiếp xúc đất mà không dùng bất kỳ chất kết dính nào. + Cây cầu có chiều dài tối thiểu 1,5m và phải kết cấu chắc chắn có thể nhấc lên di chuyển được từ điểm xây cầu sang vị trí mới mà không bị sập cầu.
Game 4: Không ngừng nỗ lực
Đạo cụ chơi game dành cho mỗi đội bao gồm: 1 đôi cà kheo Nhiệm vụ: Các đội cử 1 người chuyên vận chuyển cà kheo từ đích lại vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, 1 thành thành viên trong đội sẽ khéo léo đi trên chiếc cà kheo từ vị trí xuất phát tới khi qua đích. Tại đích người này sẽ đứng lại ở đó, thành viên vận chuyển nhanh chóng mang cà kheo về người tiếp theo xuất phát. Lưu ý trong quá trình di chuyển, ngã ở đâu sẽ bắt đầu đứng dậy đi tiếp tại đó. Sau 5 phút, đội nào đưa được nhiều thành viên về đích nhất sẽ giành chiến thắng và có số điểm cao nhất trong trò chơi.
Phần 3: Tổng Kết – Chia sẻ – Trao giải
- Tổng kết ý nghĩa, bài học - Trao giải cho các đội chơi - Chụp ảnh lưu niệm Trên đây là những chia sẻ của Wondertour về kịch bản tổ chức chương trình team building, hi vọng rằng bạn đã có những thông tin thật sự hữu ích cho chương trình của riêng mình. Với kinh nghiệm tổ chức các chương trình team building, Wondertour mang đến cho bạn những mẫu kịch bản tổ chức team building khác biệt, hấp dẫn và đặc biệt vẫn truyền tải đầy đủ thông điệp.
------------------------
Thông tin liên hệ: Công ty TNHH WonderTour
Hotline: 19009335
Website: https://wondertour.vn/