Chào mừng cô chú và anh chị đến với quần thể khu di tích Đền Sóc. Lời đầu tiên cho phép em HDV xin gửi tới cô chú anh chị lời kính chúc sức khỏe và lời chào thân thương nhất. em là Hoài Nam HDV tại điểm, hôm nay sẽ đồng hành cùng đoàn nhà mình trong buổi sáng ngày hôm nay.
Kính thưa quý cô chú anh chị thân mến, quần thể khu du tích Đền Sóc, nơi lưu giữ những dấu tích của người anh hùng của làng gióng. Theo truyền thuyết đã có công đánh đuổi giặc Ân đời Hùng Vương thứ 6, đem lại thái bình cho dân tộc. Đã trở thành một trong tứ bất tử trong lòng người dân việt nam ta. Đứng đầu là Tản Viên Sơn Thánh, thứ hai là Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ngài hiện thân trong tinh thần bất khuất, sức mạnh trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đại diện cho ước nguyện chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, quần thể khu di tích đền Sóc thuộc địa phận thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội. cách trung tâm Hà Nội khoảng 38km.
Theo truyền thuyết đây là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc hành trình cõi nhân gian của Thánh Gióng, sau khi đánh tan giặc Ân, ngài đã chọn nơi đây để siêu thoát về trời.
Quần thể khu di tích Đền Sóc được xây dựng từ thời Tiền Lê, năm 980 và đến nay đã trải qua 1041 năm, cùng với 13 lần trùng tu lớn nhỏ thì quần thể mới có diện mạo như ngày hôm nay. Được nhà nước công nhận là khu di tích cấp quốc gia năm 1962 và đặc biệt hơn nữa ngày 31/12/2014 thủ tướng chỉnh phủ đã công nhận khu di tích đền sóc là khu di tích quốc gia đặc biệt, bên cạnh đó thì hội gióng được unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2010. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt văn hóa, tâm linh của mỗi người. Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về, người dân lại nô nức về với lễ hội Gióng đền Sóc thể hiện lòng thành kính, cầu mong một năm bình an, may mắn đến với bản thân, gia đình và người thân. Theo tục lệ truyền thống, Lễ hội đền Sóc được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm.
Quần thể khu tích gồm có 7 nơi thờ tự: Nơi thứ nhất sau khi đoàn nhà mình bước chân vào cổng thì bên tay trái ta đến với nơi thờ tự đầu tiên đó chính là ngôi đền Trình hay còn gọi là Đền Hạ nơi Thờ Quỷ Sơn Thần, Thổ Địa của núi Sóc này.
Tương truyền rằng những vị thần ở đây, vâng mệnh của đức thành gióng đã hiển linh và phù trợ cho vua Lê Đại Hành đánh thắng giặc Tống xâm lược, và sau khi đánh thắng trở về, để cảm tạ công ơn của người và công lao phù giá của người, nên vua đã cho xây dựng những ngôi đền, chùa trong đó có ngôi đền Trình. Và bức tượng của ngài cũng được đặt chính trong ngôi đền, không những được là Lê ghi nhận mà còn các triều đại sau nữa, tí nữa đoàn mình sẽ ra đó để thắp hương và trên mũ của ngài có khác 3 chữ Thánh Thần Vương.
Nơi thứ hai đó chính là ngôi đền mẫu thờ Mẹ thân sinh ra Thánh Gióng, người đã ướm chân mình vào vết chân khổng lồ, để rồi về nhà mang thai sau 12 tháng hạ sinh ra cậu bé đặt tên là Gióng. Và có rất nhiều nơi thờ Thánh Gióng, nhưng chỉ có 2 nơi là có Đền Mẫu thờ Mẹ Thánh Gióng thôi, đó chính là đền phù đổng ở Gia Lâm nơi Đức Thánh Gióng sinh ra, và Đền Sóc nơi đây Thánh Gióng siêu thoát.
Nơi thứ ba đó chính là ngôi chùa Đại Bi thờ phật, vị sư đầu tiên tu hành tại đây đó chính là vị sư Ngô Chân Lưu, ông sinh năm 933 – 1011 được Vua đinh tiên hoàng phong chức Thăng Tống, pháp hiệu là Khuông Việt Đại Sư, đây là vị thiền sư đầu tiên của nhà nước phong kiến được phong làm quốc sư, được cả 3 triều Đinh – Lê – Lý quý trọng. có một lần ông đi ngao du, thì đến với nơi đây thấy cảnh đẹp lại thanh tịnh, ông đã dựng am và tu tại đây, và sau một giấc mơ kỳ lạ, ông cho rằng đây là vùng đất của thần của thánh rất linh thiêng, nên ông không tu tại đây nữa, đã giao toàn bộ lại tổng làng vệ linh, ngôi làng cách đây 01 km, lên núi lập chùa non nước và tu tại đó, ông cũng chính là người giúp vua Lê, lập đàn cầu thánh gióng đánh tan giặc tống xâm lược, và khi về ông được vua Lê Hoàn ủy thác để xây dựng những ngôi đền chùa như ngày hôm nay.
Nơi thứ tư đó chính là lăng bia đá tám mặt, ngay phía sau ngôi chùa đại bi, đoàn nhà mình sẽ phải di chuyển đi qua 133 bậc đá và sẽ tới nơi, ở đó có ghi lại toàn bộ sự tích gióng cùng với lịch sử ngôi đền.
Nơi thứ năm đó chính là ngôi Chùa Non Nước, ở đó tượng phật được tạc bằng đồng nguyên khối nặng 30 tấn, cao 6.5m
Nơi thứ sáu đó chính là Tượng Đài Thánh Gióng trong tư thế siêu thoát về trời, được khánh thành vào năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Nơi cuối cùng là ngôi Đền Thượng, chính là nơi ta vừa làm lễ dâng hương, nơi thờ thánh gióng và các chư vị thánh thần, đền nằm ngay dưới chân núi sóc, nên có tên gọi khác là Đền Sóc, đây cũng chính là nơi quan trọng nhất trong quần thể khu di tích. Theo bia đá 8 mặt ghi lại, thì ngôi đền này được xây dựng từ rất sớm, khởi nguồn từ một ngôi miếu cổ linh thiêng thờ Phù Đổng Thiên Vương, và sang đến thế kỷ thứ 10 tiếp tục phù trợ cho nhà Lê đánh đuổi giặc Tống, và vua Lê đã sửa sang thành ngôi đền khang trang, và đến nay ngôi đền đã trải qua 13 lần trùng tu,nhưng vẫn giữ được nét cổ kính như xưa.
Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ 6, nước Văn Lang đang thái bình, cõi Sóc Sơn đang phẳng lặng, thì binh mã quân ân ầm ầm sang, đứng trước sự Thánh Gióng người đã giẽ mây, phất ngọn cờ đào. Áo bào để lại linh san để rồi thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Ở Gióng mang một nét đẹp của thời đại, của nhân dân với nhiều nguồn sức mạnh. Thứ nhất là vết chân khổng lồ mà người mẹ nhìn thấy và ướm thử khi ra đồng, sau đó người phụ nữ đã có thai và sinh ra cậu bé khôi ngô chính là Gióng. Vết chân này nó là biểu tượng của thần linh, của những điều thần bí mà kì diệu, con người sống tốt, sống thật thì luôn có sự giúp đỡ, phù trợ của những vị thánh, tiên linh thiêng. Thứ hai, khi mọi người dân trong làng nghe tin Gióng xung phong đánh giặc, thức ăn, gạo thổi ra bao nhiêu cũng không đủ cho cậu bé. Người dân khắp nơi trong làng sẵn sàng đem gạo, rượu, trâu bò, rau củ và cả vải lụa sang để cho Gióng. Chính nét đẹp cộng đồng nuôi cơm, đồng lòng giúp đỡ nhau vì đại cuộc, vì nước nhà thể hiện nên một nét đẹp đoàn kết, vị tha, tử tế của người dân.
Thứ ba, Gióng đã yêu cầu sứ giả chuẩn bị cho chàng những vũ khí bằng sắt, từ áo giáp sắt, ngựa sắt, nón sắt cho tới gươm sắt để chàng có thể đánh giặc. Điều đó cho thấy được những thành tựu kỹ thuật ngày đó đã được nhân dân sáng tạo, phát mình đã rất tân tiến, hữu ích. Thiên nhiên, đất nước, con người sau cùng luôn gắn kết, hòa nhập lại là một không bao giờ tách biệt. Nước nhà bị xâm lăng con người dù là ai, già trẻ lớn bé đều sẵn sàng xông pha chiến đấu, ngay cả những khóm tre cũng vươn mình làm vũ khí đánh giặc.
Một hình ảnh diệu kì với nhiều sắc màu, nhiều ý nghĩa sâu xa được xây dựng đó là hình tượng Thánh Gióng. Đó là hiện thân của một vị thần ra tay giúp nước nhà, bảo vệ người dân. Hay là tinh thần yêu nước, đoàn kết, một lòng sẵn sàng đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm của nhân dân ta bao đời nay. Bên cạnh đó Gióng còn là niềm ước mơ của người dân về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng nước nhà chống giặc. Câu chuyện còn ẩn sâu bên trong đó là nét đẹp thần bí, tiềm tàng của những con người thần kì.
Đăng ký tour: tại đây
hoặc liên hệ với Wondertour Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777
Hướng dẫn viên: Lường Hoài Nam Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức. |