Làng Văn hoá – Du lịch các Dân tộc Việt Nam – Đồng Mô là nơi tái hiện những giá trị văn hoá đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam. Hãy cùng theo chân Wondertour tham quan và khám phá, cũng như tìm hiểu về nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Nét đẹp văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam là bản sắc đậm đà dân tộc Việt, là biểu tượng cho cội nguồn sức mạnh Việt Nam. Khám phá chuyên đề đặc biệt sống chan hòa với cộng đồng dân tộc thiểu số làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
1.Tóm tắt chương trình tour
Thời gian | Chương trình |
7h | Đón học sinh và quý thầy cô tại điểm hẹn |
8h30 | Tập trung tại Nhà sàn người Thái tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam |
10h | Tham quan các khu làng dân tộc khác nhau như làng Khơ-me, Ê-đê, nhà người Mường, H’mong… |
11h30 | Bữa trưa với các món đặc sản dân tộc như xôi ngũ sắc, cá suối nướng, bê chao, ốc đá,.. |
14h | Team building giáo dục |
16h | Quý thầy cô và các em học sinh lên xe quay trở về điểm hẹn |
Như vậy là chuyến xe đã lăn bánh và tập thể chúng ta cũng bắt đầu chuyến đi. Vâng và lời đầu tiên cho HDV xin thay mặt công ty du lịch gửi lời chào và lời chúc sức khỏe trân trọng nhất đến với toàn thể các bạn học sinh, các thầy cô giáo và các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh trong chuyến đi tham quan và nghỉ dưỡng 1 ngày tại Hà Nội lần này. Thưa các bạn học sinh, hiện nay xe của đoàn mình đã đến với mảnh đất Hà Nội, nơi mà người dân mang biển số xe 29,30. Thưa các bạn học sinh thân mến, Hà Nội cách với thành phố cảng Hải Phòng mà nơi các bạn xuất phát ý ạ, thì cách khoảng hơn 100km, để đến với trung tâm thành phố Hà Nội. Các bạn học sinh thân mến có biết không, để làm nên thành công của một chuyến đi thì không thể thiếu được những con người quan trọng, trước khi bắt đầu vào tham quan chuyến đi thì HDV xin giới thiệu cô giáo Nguyễn Thị A hiện đang là giáo viên chủ nhiệm lớp 5A và cũng là trưởng đoàn của chúng ta trong chuyến đi này. Và chị Nguyễn Thị B hiện đang là chi hội trưởng hội cha mẹ phụ huynh học sinh và cũng là phó đoàn của đại gia đình chúng ta. Đặc biệt là 35 bạn học sinh trường tiểu học Thái Phiên đang cùng đi chuyến ngày hôm nay. Về phía công ty người đầu tiên HDV xin giới thiệu đây là một người rất đặc biệt, người này đã từng lái máy bay trên đường rừng trường sơn, lái xe tăng trên đường bay tân sơn nhất với mức lương lên tới 100 triệu đồng một tháng, người này tuy dù gia hay trẻ, dù cao hay thấp, dù béo hay ốm thì vẫn gọi với một cái tên rất thân thiện và không ai khác người đó chính là bác tài Nguyễn Văn C của chúng ta. Và một người khác rất quan trọng và cũng là cánh tay trái đắc lực của bác tài đó chính là anh phụ xe và anh tên là Nguyễn Văn D. Và một thành viên cuối cùng mà HDV muốn giới thiệu tới mọi người, thiếu thành viên này thì sẽ rất là buồn, người mà cứ thao thao bất tuyệt nãy giờ đứng ở trên đây mà chưa ai biết cả, xin giới thiệu đó chính là em, em xin tự giới thiệu em họ Nguyễn tên Ngân tên đầy đủ của em là Nguyễn Thị Thu Ngân, hiện tại Thu Ngân đã được 19 cái xuân xanh rồi Thu Ngân là một người con của thành phố Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng cũng giống như các bạn, và em sẽ là HDV cho các bạn học sinh lớp 5A trường tiểu học Thái Phiên và sẽ đồng hành cùng đại gia đình mình trong suốt chuyến đi lần này.
Thưa Quý vị hiện nay chúng ta đang có mặt ở chuyến đi chở đi thanh xuân, xe của chúng ta là chuyến xe đời mời nhất, xe có 40 chỗ, và đặc biệt trên xe có trang bị hệ thống máy lạnh, loa mic, âm thanh, trước mặt các bạn có trang bị một cái túi nhỏ mà đoàn xe đã chuẩn bị cho chúng ta khi chúng ta có nhu cầu sử dụng. Phía trên như mọi người thấy có nút điều chỉnh máy lạnh nều các bạn học sinh thấy nhiệt độ máy lạnh chưa phù hợp với mình. Và cũng có thể điều chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái nhất bằng cách điều chỉnh 2 cái cần gạt bên tay mình.
Và sau đây HDV sẽ thông qua lịch trình cho đoàn nhà mình ngày hôm nay. Chúng ta sẽ đi tham quan địa điểm nổi tiếng trong chuyến tour du lịch lần này của thành phố Hà Nội đó chính là Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Như các bạn học sinh đã biết thì Việt Nam chính là đất nước con người với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại mang một nét văn hóa, truyền thống riêng. Với mục đích bảo tồn các bản sắc cũng như tạo điều kiện cho du khách đến tìm hiểu, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là mái nhà chung để lưu giữ sự độc đáo trong đời sống, phong tục, tập quán của các dân tộc.
Đến với Hà Nội nếu như các bạn học sinh chưa thật sự hiểu rõ thì thành phố Hà Nội Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng và Hà Nội hay còn được gọi là thành phố nghìn năm văn hiến. Hà Nội từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long cho đến nay vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước. Hà Nội hiện lên trong suy nghĩ mỗi người là sự chân thành của họ đối với nhau. Vùng đất này đã sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều câu chuyện truyền thuyết, nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và cả những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận.
Điểm đến của chúng ta chính là Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. HDV sẽ bật mí địa điểm này ở đâu cho những ai chưa biết thì Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 40km về phía tây, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là một phần thuộc khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Và nơi đây có khu bảo tồn là nơi tái hiện đời sống sinh hoạt các tộc người trên khắp nước Việt Nam, được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ với nhiều thung lũng và hồ nước bao quanh.
Các bạn học sinh có biết không? Tại nơi đây chính vì được thiên nhiên ưu ái nên địa hình nơi đây rất đa dạng, phong phú với nhiều cảnh quan đẹp phù hợp nhu cầu tham quan và du ngoạn, tìm hiểu về đời sống, văn hóa, phong tục của các dân tộc anh em.
Nếu như có cơ hội quay lại đây một lần nữa thì HDV sẽ chỉ cho các bạn một con đường mà các bạn chủ động phương tiện vừa ngắn vừa dễ nhớ cho các bạn. Con đường này bắt đầu từ Hà Nội thì các bạn đi thẳng theo hướng đại lộ Thăng Long khoảng 36km sẽ nhìn thấy biển chỉ dẫn lối đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ở vòng xuyến, rồi cứ đi theo lối ra thứ 1 là tới nơi rồi.
Nếu như các bạn đi các phương tiện công cộng như đi xe bus thì các bạn có thể bắt các tuyến
75: BX Yên Nghĩa – BX Hương Sơn chỉ với giá vé 25.000đ/lượt;
71B: BX Mỹ Đình – BX Xuân Mai có giá vé 20.000đ/lượt
hoặc là 71: BX Mỹ Đình – BX Sơn Tây chỉ với giá vé 20.000đ/lượt.
Tuyến |
Điểm đầu Điểm cuối |
Phí di chuyển |
71 | BX Mỹ Đình - BX Sơn Tây | 20.000đ/lượt |
71B | BX Mỹ Đình - BX Xuân Mai | 20.000đ/lượt |
75 | BX Yên Nghĩa - BX Hương Sơn | 25.000đ/lượt |
Các bạn học sinh lớp 5A chúng ta có thích nghe kể chuyện không ạ? Nếu có thì HDV sẽ kể cho các bạn học sinh nghe về sự tích của núi Ba Vì này. Ngày xưa Núi Ba Vì còn gọi núi Tản Viên (thuộc huyện Ba Vì xứ Đoài xưa, nay là ngoại thành Hà Nội) là một trong những ngọn núi tổ của nước ta và là ngọn núi của tâm linh, nơi ngự trị muôn đời của Đức Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Truyền thuyết về Ba Vì được ông cha ta ngày xưa kể rằng do Sơn Tinh dùng sách ước nâng núi lên cao, ngăn nước lũ để chiến thắng giặc Thủy Tinh.
Vì thế nếu đi tham quan núi Ba Vì thì chúng ta sẽ thấy được trên bãi chiến trường xưa vẫn còn nhiều dấu tích của trận chiến huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh, như suối Di, sông Tích, ngòi Tôm, đàm Mom, đầm Mít, đầm Sui, xóm Rùa, xóm Cá Sấu (ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì), thôn Rắn Giải ở Phụ Khang (xã Đường Lâm), truyền thuyết Thuồng Luồng ở Cầu Hang (xã Thanh Mỹ), truyền thuyết Thủy quái ở Ghềnh Bợ trên dải sông Đà…Để tạo nên một vùng Ba Vì trù phú như ngày nay thì không thể không kể đến truyền thuyết dân gian về cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, vì đó là minh chứng chứng minh tổ tiên người Việt đã bắt đầu công cuộc trị thủy, mở mang bờ cõi ở hạ lưu sông Đà và sông Tích.
Các bạn học sinh lớp mình đã có ai từng được bà hay mẹ kể cho về câu ca dao này chưa ạ?
“Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”.
Thực tế thì núi Ba Vì chỉ cao 1.296m còn núi Tam Đảo lại cao đến 1.581m, nhưng có lẽ Ba Vì là nơi ngự của Đức Thánh Tản Viên, nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao nhất, thiêng liêng nhất.Ngoài ra Ba Vì còn có những món ăn đặc sản có thể níu giữ được các bạn nhỏ lớp 5A của chúng ta ở lại đó. Không biết các bạn nhỏ lớp 5A lớp mình có biết không? Thì ở Ba Vì có những trang trại sữa với quy mô lớn và rất hiện đại, mô hình chăn nuôi theo quy trình sản suất nghiêm ngặt, vì thế sữa bò, sữa dê nuôi ở Ba Vì có hương vị thơm ngon đặc biệt. Uống ly sữa tươi ở đây, các bạn sẽ được cảm nhận rõ rệt vị béo, thơm, ngậy hay hơi gây đặc trưng của sữa.
Và cùng với các sản phẩm khác được chế biến từ sữa thì bánh sữa Ba Vì cũng là một tro
ng những thứ quà mà du khách nào đặt chân đến vùng đất này cũng muốn được nếm thử. Vị thơm ngon, béo mềm của sữa, bơ cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao từ sữa nguyên chất mang đến cảm giác thanh thanh vô cùng vừa miệng.
Và một trong các đặc sản đi cùng thương hiệu bò sữa thì Ba Vì là những trang trại nuôi bò và bê sạch sẽ đã tạo lên nguyên liệu sạch để tạo lên món bê thơm ngon bổ dưỡng. Nguyên liệu đơn giản nhưng với sự khéo léo đã tạo lên món ăn tuyệt vời. Bê Non có thể làm được rất nhiều món ngon như tái Bê, hay những món xào với những nguyên liệu khá đơn giản. Và cũng rất hiếm bạn học sinh nào mà đến Ba Vì có thể khước từ sự mời gọi của món đặc sản vùng núi đồi này đấy nhé.
Và có lợi thế sở hữu nhiều vùng gò đồi và núi thấp, ở Ba Vì hiện nay có rất nhiều các trang trại nuôi gà đồi. Gà đồi ở Ba Vì được nuôi dưỡng trong điều kiện khí hậu lý tưởng, theo phương pháp chăn thả tự do trong vườn, nên thịt gà chắc, thơm và ngon. Gà đồi Ba Vì được chế biến thành rất nhiều các món khác nhau như: gà tần, gà luộc, gà rang xả ớt, lẩu gà, nộm gà. Và các quán gà đồi đó thường nằm trên đường Đại Lộ Thăng Long mà chúng ta vừa đi qua hoặc gần đường 32.
Không biết từ bao giờ mà cá sông Đà đã trở thành một trong những món đặc sản của Ba Vì. Những con cá lăng, cá ngạnh, cá chiện được câu ở dưới sông Đà nhẹ thì cũng phải vài ký, may mắn hơn thì có con nặng đến cả chục kg được chế biến thành các món khách nhau như Cá nheo ôm chuối đậu, cá ngạnh rán, canh cá Lăng phảng phất hương vị của miền sông nước Đà Giang luôn hấp dẫn thực khách. Các món cá sông Đà thường được bán ở Ao Vua, Khoang xanh Suối tiên, Đầm Long…
Vốn được thiên nhiên ban tặng cho những dãy núi hùng vĩ nên thịt các loại thú rừng cũng rất được ưa chuộng ở Ba Vì thì các loại thịt chim như trĩ, gà gô hoặc nhím, cầy hay kể cả là thịt thú rừng cũng thường được bán ở các nhà hàng cạnh các điểm du lịch ở Ba Vì. Và điều đặc biệt ở rừng Quốc gia Ba Vì chắc các bạn cũng có thể chưa biết thì rừng quốc gia Ba Vì lại chính là nơi cung cấp các loại rau rừng, ăn vừa ngon vừa lạ như rau Tầm Bóp, rau Chin xào tỏi hoặc nấu canh. Hoa chuối rừng nộm, hoa chuối nấu canh với rau cải chua...
Vậy là chúng ta đã đặt chân đến Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trước khi bước chân vào tìm hiểu cuộc sống của xung quanh các bạn thì HDV sẽ giới thiệu đôi nét về Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam thì làng văn hóa được chia làm nhiều khu khác nhau gồm khu các làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên, khu dịch vụ tổng hợp, khu cây xanh và hồ Đồng Mô và cuối cùng là khu điều hành văn phòng.
Từ ngoài cổng bước vào đến sảnh bên trong thì khu đầu tiên khiến các bạn muốn nhìn mãi thì đây chính là khu các làng dân tộc. Khu này thì là điểm đầu tiên mà các bạn nên tham qua khi tới đây. Với diện tích có khoảng 198,61ha, đã được chia ra làm 4 cụm làng tương ứng với từng vùng miền, được xây dựng thành quần thể tái hiện cấu trúc của làng, bản các dân tộc Việt Nam với kiến trúc dân gian nhằm giới thiệu, bảo tồn cũng như phát triển.
Ở khu này các bạn sẽ được tham quan nhà dài Ê-đê, Nhà dài của người Ê-đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Điều đáng chú ý ở đây để làm nên nét riêng nhà ở của người Ê đê với các dân tộc khác đó chính là nhà chỉ có vi cột, gồm cột dầm, quá giang, không có vi kèo, do đó khung nhà và mái nhà là hai bộ phận tách rời nhau ghép lại. Đi sâu vào trong nhà Ê đê chúng ta cũng sẽ thấy bất ngờ vì 1 gian nhà mà có tới 2 cầu thang. Ở nhà dài Ê đê thì họ chia làm 2 cầu thang: Đực và Cái. Cầu thang Cái sẽ nằm ở phía trước nhà để cho đàn ông và con trai sử dụng còn cầu thang Đực thì khuất ở phía sau nhà để đàn bà và con gái sử dụng.
Và 1 điều đặc biệt nữa ở trong căn nhà của người Ê đê, các bạn học sinh có nhận ra điều gì đặc biệt không ạ?
Đó chính là hình thức của cầu thang ở trong căn nhà của người Ê đê, cầu thang của người Ê đê được chia làm 2 loại: Cầu thang ván và cầu thang thân cây chặt khúc làm bậc lên xuống.
Nói sơ qua cho các bạn học sinh lớp mình dễ hiểu thì Cầu thang ván là một thanh cây lớn, dày đến 3-4cm, rộng từ 5 - 6cm, dài từ 1m50 đến 2m50, có hình chiếc thuyền lướt sóng, phía đầu cong lên và được chạm khắc hình vành trăng non và đôi bầu vú.
Người Ê-đê quan niệm vành trăng non tượng trưng cho sự chung thủy, đôi bầu vú tượng trưng cho chế độ mẫu hệ. Cầu thang ván chỉ dùng riêng làm cầu thang Cái trong khi cầu thang Đực thì dùng ván hay cây gỗ đều được cả.
Điều lưu ý, là các bậc thang luôn lấy số lẻ, từ năm đến bảy bậc. Số lẻ hay số chăn đối với các bạn học sinh hay đối với HDV cũng chỉ là những con số rất đỗi bình thường nhưng đối với người Ê-đê thì họ luôn tin rằng, số chẵn là số của ma quỷ, còn số lẻ mới là số của người. Nếu có trường hợp nhà dài nào đó, cầu thang Cái bị lật ngược lại thì các bạn lớp mình phải hiểu rằng, gia đình đó có chuyện buồn phiền và không muốn tiếp khách.
Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tháp Chăm, các bạn biết không để có được một tháp Chăm như bây giờ thì tháp Chăm đã phải trải qua những di chứng do thời gian và chiến tranh để lại. Tháp Chăm hiện giờ các bạn đang được chiêm ngưỡng thì di tích này đã được trùng tu và khởi công lại vào năm 2008 và vừa hoàn thành vào năm 2012. Ngôi tháp này đã được xây dựng lại đúng y nguyên với mẫu tháp Poklong Garai ở tỉnh Ninh Thuận. Đối với người Chăm thì tháp Chăm chính là không gian tâm đặc biệt nhất đối với họ. Công trình của tháp Chăm sẽ khiến các bạn học sinh lớp mình ngỡ ngàng vì chính nghệ thuật kiến trúc của ngôi tháp. Công trình bao gồm: Kalan (Tháp A), Tháp cổng Gopura (Tháp C), Tháp hoả Kosaghara (Tháp B), Sân lễ hội, Hệ thống tường bao để các bạn học sinh cũng như cô giáo chủ nhiệm của các bạn có những tấm hình đẹp ở tại nơi đây. Nào hãy cùng nhau xếp hàng ngay ngắn và tạo những cử chỉ thật đẹp để chúng ta lưu giữ kỉ niệm tại đây nhé các bạn lớp 5A-Thái Phiên ơi!
Đến với 1 tộc người khác trong số 54 dân tộc thì không thể không kể đến tộc người Khmer phải không các bạn? Di tích khiến HDV luôn nhớ đến mỗi khi nhắc tới tộc người Khmer đó chính là quần thể chùa vàng Khmer. HDV sẽ chia sẻ cụ thể về Quần thể chùa để cho các bạn học sinh hiểu rõ hơn về quần thể chùa Vàng. Chùa chính là điểm văn hóa tâm linh của đồng bào Khmer tại Hà Nội và cũng là nơi gắn kết đồng bào Khmer với cộng đồng các dân tộc khác. Vốn được coi là biểu tượng của dân tộc Khmer, văn hóa Khmer, chùa trong đời sống đồng bào Khmer không chỉ là chốn tu hành của các nhà sư, mà còn là trường học mà các vị sư chính là thầy giáo. Chùa cũng là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa của đồng bào Khmer đó các bạn. Ngôi chùa được chọn trên một vị trí đắc địa, hưởng được những không khí xanh do những hàng cây dầu, cây thốt nốt hay rừng cây tràm xanh tươi mang lại. Chùa Khmer được chọn xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 0,8ha. Tổng quát về tổng thể một ngôi chùa Khmer gồm: cổng chùa, tường rào, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, tăng xá, nhà hội, an xá,… Trong đó, nổi bật và quan trọng nhất của ngôi chùa chính là ngôi chính điện được xây dựng ở trung tâm của ngôi chùa. Để làm nổi bật được bên trong chính điện thì khi du khách cũng như các bạn đến tham quan tại đây thì bên ngoài của chính điện thường có các công trình phụ trợ, các trang trí phù điêu đắp nổi, thể hiện các hình tượng tiên nữ xinh đẹp, chim thần Krud nâng đỡ mái chùa, chằn Yeak hung dữ, đầu thần Bayon bốn mặt... được lấy từ văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Khmer.
Cho HDV hỏi các bạn nhỏ một chút nha. Không biết đi đến đây rồi các bạn đã thấy mệt chưa nhỉ? Nếu chưa thì hãy tiếp tục hành trình của chúng ta đến với nhà sàn của tộc người Thái nhé.
Tuy cùng là dân tộc Thái, thế nhưng ngôi nhà sàn của người Thái đen và Thái trắng có những điểm khác nhau. Tại sao người Thái trắng và người Thái đen lại khác nhau? Các bạn học sinh lớp 5A có ai biết không nhỉ? Nói đến người Thái đen hay người Thái trắng thì HDV chắc chắn các bạn sẽ nghĩ tới màu da của người Thái đúng không ạ? Nó cũng vẫn đúng nhưng chưa đủ. Ở Thái họ còn phân biệt người Thái đen và người Thái trắng qua trang phục của họ nữa. Nhìn chung, phụ nữ Thái trắng mặc áo màu trắng và có cổ hình chữ V ở phía trước. Khăn đội đầu có màu trắng trơn hoặc chàm. Phụ nữ Thái trắng mặc váy quấn, đen trơn và có thắt lưng làm bằng cotton hoặc tơ tằm màu xanh hoặc màu tím nhạt. Túi đeo vai của người Thái trắng được làm bằng vải cotton trắng và pha lẫn những đường kẻ xọc màu tối hẹp.
Người phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo thường là loại cổ tròn, đứng. Đặc biệt phụ nữ Thái đen đội khăn có trang trí công phu hơn gọi là khăn Piêu, đây là điểm khác biệt cơ bản để phân biệt hai nhóm dân tộc này.
Ngoài ra phụ nữ Thái Đen khi có chồng sẽ búi tóc lên đỉnh đầu gọi là tằng cẩu. Còn người Thái Trắng không xuất hiện phong tục này mà chỉ búi ra phía sau.
Nhìn chung trang phục của dân tộc Thái Đen có phần cầu kỳ và nhiều họa tiết, phụ kiện hơn người Thái Trắng nhưng màu sắc đen hay trắng chưa phản ánh hết đặc điểm về trang phục của hai nhóm này. Người Thái Trắng hay người Thái Đen đều có màu sắc trang phục linh hoạt tùy vào hoàn cảnh.
Không biết trong số các bạn học sinh của lớp 5A thì có bạn nhỏ nào thắc mắc tại sao trong cùng 1 tộc người mà lại phân biệt ra thành 2 nhóm người thế không ạ? Thật ra thì tên gọi Trắng và Đen đơn thuần chỉ để phân biệt hai nhánh của cùng một sắc tộc. Mỗi nhánh sẽ có địa bàn phân bố riêng và một số khác biệt về phong tục tập quán.
Sau khi hiểu được ý nghĩa tại sao tộc người Thái lại phân biệt ra làm 2 nhánh rồi thì chúng ta tiếp tục tìm hiểu về không gian sinh hoạt của người Thái xem họ có sống trong những ngôi nhà giống nhau hay không hay họ cũng sống khác nhau để phân biệt như cái tên họ đặt ngay từ đầu nhé các bạn. Và nếu khác thì hãy cùng HDV tìm hiểu 1 vài điểm nổi bật ở nhà sàn của 2 nhánh tộc người Thái nha.
Như các bạn đang chiêm ngưỡng thì đây nếu là nhà sàn của người Thái đen có mái hình mai rùa, cấu trúc lợp liền hai mái với hai trái thành một liên kết thì người Thái trắng làm nhà giống với nhà người Mường, người Tày, tức là nguyên tắc 4 mái. Hai mái chính và hai trái khu biệt rõ ràng. Đặc biệt, điểm dễ nhận biết nhất đó chính là khau cút (khau là cái sừng, cút là cái cụt, khau cút tức là cái đôi sừng cụt của con trâu) được trang trí trên nóc nhà chỉ có ở nhà người Thái đen. Đối với người Thái đen, khau cút là một vật linh thiêng của ngôi nhà. Họ rất kính trọng vật thiêng nên nhà nào cũng để ở nơi dễ thấy nhất, là hai đầu hồi.Thậm chí, gia đình nào khó khăn, nghèo nhất cũng dùng hai thanh tre dài hoặc hai thanh gỗ bắt chéo lại, cũng được gọi là khau cút vậy.
Những điều HDV vừa nói không biết có khiến các bạn khó hiểu không? Để cụ thể hơn thì HDV sẽ kể một truyền thuyết của người Thái đen cho các bạn nghe để các bạn hình dung được dễ hơn. Thì là thuở xưa thì đối với nhà của người Thái đen, hai đầu hồi có hình mai rùa. Điều này bắt nguồn từ truyền thuyết của đồng bào Thái rằng rùa đã dạy con người làm nhà, tránh thú dữ. Theo những người Thái đen cao niên kể lại, ngôi nhà sàn của người Thái đen ngày xưa gọi là nhà hình mai rùa, cấu trúc không có 4 mái, người ta lợp liền hai mái chính với hai trái thành một liên kết và mang hình mai rùa. Cái đầu, cái miệng là cái lối cầu thang chính, còn cái đuôi là lối cầu thang phụ.
Tuy có những sự khác biệt trong kết cấu thì thiết kế nhà sàn của người Thái luôn có hai cầu thang: một dành cho nữ, một dành cho nam. Số gian nhà nhiều hay ít tùy từng gia đình, nhưng bắt buộc phải là số lẻ. Cũng giống như người Ê-đê thì những con số đối với người Thái cũng là một điều đáng để lưu tâm. Người Thái thích con số lẻ bởi họ quan niệm số chẵn là số “chết”, số lẻ mới là số của sự phát triển. Người dân tộc Thái làm số chẵn là điều tối kỵ, kể cả bậc cầu thang.
Khi làm nhà thì HDV tin rằng công đoạn chọn vật liệu là công đoạn tỉ mỉ nhất và cần sự cẩn thận kĩ càng. Và không ngoại trừ người Thái. Kỹ thuật làm nhà của người Thái cũng rất kỳ công, tỉ mỉ. Ngôi nhà sàn truyền thống được làm bằng gỗ rừng và các loại cây tre, vầu, nứa… Chính vì thế trước khi làm nhà, việc tiên quyết là chọn và tích trữ gỗ. Việc chọn gỗ đối với người Thái có những quy tắc bất di bất dịch. Họ kiêng, không lấy những cây gỗ cụt ngọn, bởi ngoài ý nghĩa không trọn vẹn, không đầy đủ, cây gỗ cụt ngọn rất dễ có mối mọt, như thế sẽ gây tổn hại đến độ bền của ngôi nhà. Ngoài ra, gỗ tốt mà bị sét đánh thì cũng không lấy bởi người Thái cho rằng cái cây đó có ma, nó có cái gì đấy không lành. Thường những cây mọc một gốc hai ngọn lên họ cũng kiêng, ít dùng. Những cây có dây leo gọi là xà leo, giống như con rắn bám quanh thì họ cho rằng đó là điềm không lành. Về việc chọn chất liệu gỗ, bà con thường dùng gỗ nghiến, sau đến trò chỉ, những loại gỗ tốt, nhất là những loại gỗ mọc trên núi đá. Sau khi mang về phải ngâm từ 2 - 3 năm để không mối, không mọt thì mới làm nhà được. Như vậy, thông thường để làm nhà, người Thái phải chuẩn bị từ 2 đến 3 năm.
Đặc biệt một điều ở nhà sàn của người Thái là dù nhà được dựng bởi các loại cây thân gỗ, tre, nứa… nhưng điều độc đáo là trong quá trình thi công, người Thái không phải tốn bất cứ một chiếc đinh, mẩu sắt nào.Thay vào đó là cả hệ thống dây chằng, buộc thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt giang và mây.
Để so sánh với nhà của chính các bạn đang ở. Không biết đã có bạn nào được ngắm công trình làm nhà từ những công đoạn đầu chưa nhỉ? Khi làm nhà, người Kinh thường lắp mộng thắt để làm chắc chắn ngôi nhà, còn nhà sàn người Thái sử dụng những đòn dầm xuyên suốt qua các lỗ đục của các cột. Cách làm tưởng như đơn giản này lại rất chắc chắn. Thậm chí có những nếp nhà sàn tồn tại tới hàng trăm năm.
Và tất nhiên một ngôi nhà không thể thiếu đi được sự có mặt của mái nhà đúng không các bạn nhỏ? Sau khi người Thái dựng nhà xong thì tới phần lợp mái nhà. Trước đây, người Thái thường dùng cỏ tranh, cắt về phơi khô, đánh thành tranh rồi lợp mái. Ưu điểm của nhà mái tranh bao giờ cũng mát. Xưa nhà sàn người Thái thường có hai bếp, bếp trong và bếp ngoài. Khi nấu nướng thì khói xông lên càng làm tăng độ bền của mái.
Tại khu này đây thì các làng dân tộc, các bạn học sinh sẽ có cơ hội được biết đến những lễ hội văn hóa truyền thống như: chợ phiên Tây Bắc, lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor (Quảng Nam), lễ hội trỉa lúa của dân tộc B’râu (Kon Tum), lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)… được tái hiện, là dịp để du khách tận hưởng không khí hội hè sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng, miền đất nước
Có một khu HDV sẽ chắc chắn khi thấy các bạn học sinh của chúng ta sẽ cảm thấy rất là thích thú và tò mò. Đó chính là khu vui chơi giải trí nằm ở khu vực trung tâm có nhiệm vụ kết nối cổng chính và các khu chức năng. Đây được coi là một trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí những vẫn mang đậm nét văn hóa dân tộc. Và các hoạt động ở đây các bạn đều được trải nghiệm và sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ nguồn gốc xuất phát của các tộc người dân tộc thiểu số, quá trình đấu tranh để tồn tại, nỗ lực lao động phát triển của một số dân tộc tiêu biểu. Giúp các bạn phân biết một số dân tộc qua hình thức sinh hoạt, ăn mặc đặc trưng.
Đến với một khu tuy nhỏ bé những cũng không kém phần quan trọng làm nên làng văn hóa đó là khu di sản được coi là quần thể tái hiện các công trình kiến trúc nổi tiếng của thế giới như tháp Effen, Vạn lý trường thành, Kim tự tháp…
Qua khu di sản các bạn sẽ gặp ngay trước mắt là công viên có những bến thuyền. Đây là khu vực dịch vụ gắn với mặt nước hồ Đồng Mô và cổng B của làng văn hóa.
Nếu được chọn một nơi để tận hưởng các dịch vụ mà làng văn hóa mang lại cho các bạn học sinh của chúng ta thì khu dịch vụ tổng hợp sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt. Là một khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao quy mô lớn để khai thác không gian cảnh quan tự nhiên một cách hiệu quả.
Tiếp đến là khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô. Là một khu sở hữu không gian cảnh quan được sử dụng khai thác phát triển những hoạt động sinh thái phù hợp, đảm bảo môi trường cũng như phát triển du lịch bền vững.
Kết thúc một chuyến hành trình tham quan Làng Văn hoá dân tộc Việt Nam thì các bạn học sinh có cảm thấy vui không ạ? Có cảm thấy đây là một địa danh không thể bỏ lỡ khi các bạn muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc, văn hóa truyền thống không? Và chắc chắn rồi đến đây bạn sẽ được tìm hiểu một cách chân thật nhất về đời sống, nét văn hoá đặc trưng của từng dân tộc để từ đó càng hiểu và yêu đất nước Việt Nam hơn.
Sau khi tham quan tổng thể làng văn hóa các dân tộc Việt Nam thì HDV tin các bạn sẽ có những kỉ niệm nhất định tại nơi đây. Hiện giờ chắc các bạn cũng đã đói rồi phải không nhỉ? Vậy giờ chúng ta quay trở về nhà sàn người Thái để dùng bữa trưa với các món đặc sản dân tộc như xôi ngũ sắc, cá suối nướng, bê chao, ốc đá,.. được không ạ và sau đó cả đoàn nghỉ ngơi chuẩn bị cho hoạt động buổi chiều.
Đến buổi chiều thì về phía Wondertour sẽ tổ chức cho các bạn tham gia vào chương trình thi đua để giành lấy giải thưởng từ Wondertour bao gồm các hoạt động vô cùng thú vị nhé.
Chương trình từ Wondertour mang lại không chỉ những phần quà thú vị mà còn có những điều bí ẩn dành cho các bạn học sinh khi tham gia sẽ bao gồm 4 phần, cụ thể như sau:
Khởi động vui nhộn, bật tung năng lượng.
- Thi chế tạo nhạc cụ dân tộc.
- Thi thiết kế trang phục dân tộc.
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến, vậy là xe của chúng ta cũng còn cách trường tiểu học Thái Phiên của các bạn một vài phút di chuyển nữa thôi, ngay lúc này đây thì đoàn của chúng ta đã hoàn thành được 99,99% chuyến hành trình tham quan và trải nghiệm ngày hôm nay rồi. Và không biết các bạn học sinh hiện giờ đang cảm thấy như thế nào ạ? Rất là vui phải không ạ? Và thưa các bạn học sinh thân mến, và như lúc đầu HDV đã giới thiệu những thành viên vô cùng quan trọng ở trên xe, người mà đã đưa chúng ta đi đến nơi về đến chốn, người mà hôm nay đã dành hết tâm huyết để lái chiếc xe đưa chúng ta đi. Và nếu có thể mọi người hãy cho bác tài một tràng pháo tay được không ạ? Vâng cảm ơn mọi người. Và người tiếp theo đặc biệt hơn nữa chính là cô giáo Nguyễn Thị A và cô cũng là trưởng đoàn xe của chúng ta. Và các bạn học sinh ơi, ngày hôm này chúng ta đã có rất nhiều những kỉ niệm đẹp rất là khó quên khi ở bên nhau có phải không nào? Và HDV cũng cảm thấy rất là vui khi được đồng hành cùng với các bạn trong khoảng thời gian không có dài. Tuy nhiên trong cái quá trình mà chúng ta trải nghiệm thì sẽ có những lúc mà chúng ta cảm thấy chưa ưng ý, nhưng song song với đó thì ta cũng đã có rất nhiều niềm vui trong ngày hôm nay rồi vậy thì chúng ta hãy bỏ qua tất cả những cái muộn phiền, những cái không thích đi có được không ạ?
Và một lần nữa HDV xin thay mặt công ty xin được gủi lời cảm ơn đến tập thể các bạn học sinh và thầy cô cũng như chi hội phụ huynh lớp 5A đã tin tưởng và đồng hành cùng với công ty trong chuyến đi lần này. Và HDV cũng hy vọng trong những chuyến đi tiếp theo thì Thu Ngân sẽ được đồng hành cùng với quý vị đến những vùng đất mới. Xin cảm ơn!
Và ngay lúc này đây tránh tình trạng quên đồ trên xe và cũng tránh mất thời gian của chúng ta khi đến điểm dừng chân kết thúc chuyến đi thì các bạn học sinh hãy lưu ý kiểm tra lại tất cả các đồ đạc của mình. Và HDV cũng xin nhờ các bạn học sinh một việc nhỏ xíu đó là chúng ta hãy quan sát xung quanh của chúng ta xem có rác không thì hãy nhặt lên và mang lên tuyến đầu xe giúp HDV ạ. Và cũng đừng quên mình là HDV Thu Ngân ạ!
Nội dung nâng cao, liên hệ Wondertour để được hướng dẫn tải bài thuyết minh đầy đủ.
3.Đăng ký tour
Để đăng ký tour trường học: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại đậy
Hoặc liên hệ với Wondertour
Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777
Hướng dẫn viên: Nguyễn Thị Thu Ngân Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức |