Hội An – nơi thứ 2 mà đoàn nhà mình hôm nay sẽ đến và trải nghiệm về cuộc sống bình lặng. Không những bình yên và lặng lẽ mà Hội An còn là nơi mà dường như dòng chảy vô tình của thời gian chẳng thể nào vùi lấp đi cái không khí cổ xưa. Những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, những con đường ngập trong sắc đỏ của đèn lồng, những bức hoành phi được chạm trổ tinh vi, tất cả như đưa nhà mình về với một thế giới của vài trăm năm trước có đúng không ạ? Dạ những gì em nói đó mới chỉ là một phần dung dị ở khu phố cổ Hội An nhưng cũng đã đủ khiến người ta phải đắm say, đi quên lối về.
[block id="tu-van-tour"]
Thưa toàn thể quý đoàn nhà mình thì phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.
Hội An là có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Theo em tìm hiểu trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Từ năm 1999 phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO. Đây có lẽ là địa điểm thu hút được rất nhiều khách du lịch khi đến với xứ Quảng.
Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Đến đây đoàn nhà mình sẽ có dịp chiêm ngưỡng các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.
Để cho quý đoàn nhà mình được hiểu rõ hơn về kiến thúc của những ngôi nhà phố cổ thì phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Chính Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ được nhiều hoạt động văn hóa phi vật thể với các lễ hội văn hóa đang được bảo tồn và phát huy cùng các làng nghề thủ công truyền thống, các món ẩm thực… làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
[block id="tu-van-tour"]
Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây,… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.
Chắc hẳn khi vào đến đây được chiêm ngưỡng kiến trúc của những ngôi nhà thì quý đoàn cũng thấy được kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây mà các quý vị đang chạm vào đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau.
[block id="tu-van-tour"]
Đa số những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngược lại, đa số nhà cầu được lợp theo kiểu bốn mái. Trên mặt bằng tổng thể thì nhà trước, nhà cầu và nhà sau được lợp bằng những mái riêng biệt. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22cm và có dạng hơi cong. Khi lợp, đầu tiên người dân xứ Quảng xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới một hàng ngói úp xuống.
Về đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, đoàn nhà mình không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống yên bình, giản dị.
[block id="tu-van-tour"]
Nhắc đến Hội An, em không thể không cho quý đoàn nhà mình biết về “biểu tượng của Hội An” đó chính là Chùa Cầu. Chùa Cầu hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.
Khi nói về biểu tượng của Hội An em sẽ mang đến cho quý đoàn nhà mình một truyền thuyết của chùa Cầu. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia ở ngoài đại dương có một loài thủy quái mà người Việt gọi là Con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long. Đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An. Mỗi khi con thủy quái đó vẫy mình thì Nhật Bản và Ấn Độ bị động đất và Hội An không được yên ổn để người Nhật , người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn buôn bán. Có lẽ vì thế, người Nhật đã xây dựng cây cầu bắt ngang con kênh giống như một thanh gươm chặt đứt ngang lưng con thủy quái, và sau khi xây dựng xong chiếc cầu người Nhật đã thờ hai tượng thần bằng gỗ là thần Khỉ và thần Chó, đặt ở hai đầu cầu, để trấn yểm về mắt tâm linh đói với thủy quái.Bởi theo quan điểm văn hóa của người Nhật thì Chó và Khỉ vốn được coi như các vị thần do Thái Dương Thần Nữ- vị nữ thần hộ mệnh của người Nhật phái xuống làm thần hộ mệnh cho người qua cầu. Ngoài ra, khỉ và chó trong tâm thức dân gian của người Hội An thì chúng là những con vật linh: “Chó linh” và “Khỉ gia nhân”. Gia là nhà và Nhân là người- Khỉ là người trong nhà. Còn chó là con vật linh thiêng, chúng ta có thể thấy được điều đó ngay trong chính cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, ai yếu bóng vía nếu ở nhà cùng với bất kì loài vật nào thì đều cảm thấy sợ, nhưng nếu ở bên cạnh một chú chó thì cảm thấy rất yên tâm, trong các loài vật thì chó là động vật trung thành với con người và biết bảo vệ chủ. Nếu ai đó đi vào buổi tối dọi đèn pin vào mắt của nó thì sẽ hiện lên một cặp mắt xanh rờn, cho thấy chó còn có khả năng yểm tà khí. Chính vì vậy, Hội An có câu thơ:
“Hội An có bốn nàng tiên
Hai nàng tuổi Tuất hai nàng tuổi Thân”.
Đó chính là dành cho hai chú khỉ và hai chú chó. Tuy nhiên với việc đặt hai chú khỉ và hai chú chó đầu cầu lại dẫn đến việc hiểu nhầm cầu được xây dựng năm thân và hoàn thành năm tuất.[block id="tu-van-tour"]
Chùa Cầu là ngôi nhà cổ đã vinh dự trở thành Di sản cấp Quốc gia và là nơi duy nhất đón tiếp các Nguyên thủ Quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Nhà cổ kết hợp giữa lối kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Với kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, địa điểm này gồm hai thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên – nhân và 5 thanh dọc tượng trưng cho ngũ hành. Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơ ước về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên tại phố Hội.
Quý đoàn cùng em ngày hôm nay đi cũng nhiều rồi, nhưng em tin chắc rằng hôm nay em luôn làm quý vị nở nụ cười trên môi có đúng không ạ? Dạ vâng giờ cũng đã đến giờ dùng bữa tối rồi ạ, em có thể xin mời quý đoàn nhà mình đi thưởng thức những đặc sản của phố Hội ngay bây giờ được không ạ? Dạ vâng em xin cảm ơn ạ.
Bài thuyết minh nhiều nguồn tài liệu khác nhau, có thể tham khảo!
*Lưu ý: Thuyết minh tour Hội An nằm trong bài thuyết minh tour Đà Nẵng tại đây
3.Đăng ký tour
Để đăng ký tour Đà Nẵng tại đây
Hoặc liên hệ với Wondertour
Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777
Hướng dẫn viên: Nguyễn Thị Thu Ngân Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức |