1. Tóm tắt chương trình tour
Thời gian | Chương trình |
7h | Đón học sinh và quý thầy cô tại điểm hẹn |
8h30 | Tập trung tại Nhà sàn người Thái tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam |
10h | Tham quan các khu làng dân tộc khác nhau như làng Khơ-me, Ê-đê, nhà người Mường, H’mong… |
11h30 | Bữa trưa với các món đặc sản dân tộc như xôi ngũ sắc, cá suối nướng, bê chao, ốc đá,.. |
14h | Team building giáo dục |
16h | Quý thầy cô và các em học sinh lên xe quay trở về điểm hẹn |
Chào mừng quý phụ huynh, quý thầy cô và các bạn học sinh đến với chương trình tour giáo dục với chủ đề đặc biệt “sống chan hoà với cộng đồng dân tộc thiểu số làng văn hoá các dân tộc Việt Nam”. Lời đầu tiên cho phép HDV xin thay mặt công ty Wondertour, lời kính chúc sức khỏe, lời chào thân thương nhất. Chúc cho chuyến đi của đoàn nhà mình diễn ra thành công, có nhiều kỉ niệm đẹp.
Thuyết minh trên xe cùng hoạt động hoạt náo văn minh, tính giáo dục cao
Hôm nay, thực sự là có duyên thì em mới được đồng hành cùng quý phụ huynh, quý thầy cô và các bạn học sinh, để được gặp và trò chuyện hơn 40 thành viên ở đây, em vô cùng phấn khởi, và vinh hạnh khi được làm HDV của đoàn nhà mình.Thưa quý phụ huynh, quý thầy cô thân mến, cho phép em HDV xưng Anh với các bạn học sinh để thuận tiện trong quá trình làm việc.
Và để góp sự thành công trong mỗi chuyến đi, thì không thể không nhắc tới những sự đóng góp thầm lặng phải không ạ. Và người ta bảo rằng, đám cưới nào mà chẳng có cô dâu, mà đã đi du lịch là phải có người trưởng đoàn đúng không ạ? người mà anh muốn nhắc tới ở đây đó chính là cô giáo chủ nhiệm, Cô A, cô đang ngồi ở đầu xe và cười, người ta thường nói rằng là :
“ Nụ cười chở nắng long lanh
Má hồng e ấp một vành nón nghiêng
Giấu vào đâu nụ cười duyên
Cho đàn bướm lượn cánh mềm bay theo”
Để nụ cười của cô thêm cười, các bạn hãy dành cho cô một chàng pháo tay thật lớn được không nào?Để chuyến đi của chúng ta được thành công hơn, để chuyến xe mang biển số 29b1001 được lăn bánh, đoàn chúng ta không thể không nhắc đến một người thầm lặng mà giàu tình yêu thương như bác B tài xế. Bác đã đưa cả trái tim của mình để di chuyển xe, đi đến những điểm du lịch, đi đến những nhà hàng, khách sạn. Chỉ mong đoàn mình luôn vui vẻ, an toàn, không ai Beautyfull là bác tài vui lắm rồi ạ! Vâng thưa quý đoàn nhà mình, xưa các cụ có câu:
“Cha thương con thì dựng nhà ba trái, vợ thương chồng thì thịt thái miếng to, đọc truyện kiều thì thương kiều phận bạc, mà đi trên đường lại thương bác lái xe”. Ngày hôm nay, không sợ khó, không sợ khổ, thì bác tài B đã có mặt tại đây, để đưa chúng ta đi đến nơi, về đến chốn, an toàn êm ái trên mọi lẻo đường. Đoàn nhà mình hãy dành một chàng pháo tay thật là lớn để ủng hộ tinh thần cho bác tài được không ạ. Chúc bác có một sức khoẻ thật dẻo dai, bền vững để di chuyển chiếc xe đi đến nơi về đến trốn, làm sao để “Đường xa lên núi lên ngàn vẫn luôn êm ái an toàn mọi nơi”. Lời cảm ơn tiếp theo Anh xin được gửi đến toàn thể các thành viên trong lớp, anh xin chúc toàn thể lớp chúng ta, luôn luôn yêu đời, vui vẻ, đoàn kết, để đồng hành cùng chuyến đi ý nghĩa này.
Người cuối cùng em muốn giới thiệu với đoàn nhà mình, đó chính là em, là HDV của công ty Wondertour, sẽ là người đồng hành cùng đoàn nhà mình trong chuyến hành trình này. Tên em hai chữ Hoài Nam, tên đầy đủ là Lường Hoài Nam, là một người con dân tộc Tày, đến từ mảnh đất 97 Bắc Kạn. Em là người sẽ chịu trách nhiệm chính về mọi dịch vụ của đoàn nhà mình trong chuyến đi này. Thưa quý đoàn thân mến, em xin gửi tới quý đoàn nhà mình số điện thoại của em, có vấn đề gì có thể liên hệ với em qua số 0931.722.777.
Thưa quý đoàn, đoàn nhà mình hôm nay di chuyển bằng xe chất lượng cao của công ty, nên thiết bị trên xe rất hiện đại. Ghế của xe chúng ta có thể ngã về sau để có chỗ ngồi thoải mái ạ, bên tay phải của quý khách , có cái nút bấm, có thể ấn vào nút đó để điều chỉnh ghế. Quý đoàn thân mến, đoàn nhà mình có để ý trên cửa số chúng ta có cái búa nhỏ nhỏ xinh xinh kia không ạ, dạ đó là búa thoát hiểm, khi có điều gì không may xảy ra, thì quý khách dùng cái búa đó, để đập vào kính, dùng cái đầu ngọn của búa ạ. Và trên đầu mỗi chúng ta có điều hòa, quý đoàn có thể chỉnh to nhỏ tùy ý, thấy lạnh thì đóng nó lại, thấy nóng mở nó ra. Trên đầu mỗi chúng ta có cái chỗ để hành lý tư trang đồ nhỏ, đồ gì chúng ta không dùng tới như balo, chúng ta bỏ lên đó, để có chỗ ngồi thoải mái nhất ạ. Và sau mỗi ghế có cái túi lưới ạ, quý đoàn chúng ta có thể để rác vào đó nha, mà chỉ rác khô thôi nha quý vị, như túi bóng, vỏ trai nước. Đoàn nhà mình lưu ý không xả rác ra sàn xe.
Qúy đoàn thân mến, hôm nay công ty bên em được phục vụ quý đoàn, công ty đã có chuẩn bị những món quà dành cho quý khách.
Món quà đầu tiên đó chính là cái mũ của Wondertour, quý đoàn nhà mình sẽ dùng để che nắng che mưa , che mưa thì với điều kiện thời tiết mưa bay bay thôi ạ.
Món quà thứ hai đó chính là hai chai nước và khăn giấy, để phục vụ quý đoàn nhà mình, mỗi khi đoàn nhà mình mệt mỏi có thể sử dụng nước và khăn giấy, để có một tinh thần thoải mái nhất ạ.
Sau đây HDV thông qua lịch trình cho đoàn nhà mình có thể nắm rõ ạ. Sáng nay đoàn chúng ta di chuyển đến với làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, trên đường đi thì đoàn nhà mình có dừng chân ăn sáng, cũng như là để đi vệ sinh. Ăn sáng xong thì đoàn sẽ di chuyển đến làng văn hóa, đến với nhà người Thái, cất đồ và nghỉ ngơi một chút. Sau đó đoàn nhà mình sẽ cùng tham gia một tiết học để tìm hiểu về cộng đồng dân tộc Việt Nam. Khi mà đoàn chúng ta học xong, thì đoàn mình sẽ di chuyển đi tham quan các khu làng dân tộc khác nhau như: Ê đê, Khơ –me, Mường,… rất là đẹp luôn. Khi tham quan xong, thì chúng ta trở lại với nhà người Thái lúc mình cất đồ, để dùng bữa trưa, với rất là nhiều món ăn ngon đặc sản của người dân tộc. Còn với chương trình buổi chiều thì đoàn sẽ tham gia các hoạt động: khởi động vui nhộn, chế tạo nhạc cụ dân tộc, thiết kế trang phục dân tộc, và có một hoạt động rất là đặc biệt, đó chính là tham gia vào một phần hùng biện “ Đất nước tôi yêu” với chủ đề ca ngợi tình đoàn kết của 54 dân tộc anh em Việt Nam. Hoạt động đó xong thì chúng ta lên xe và trở về với Hà Nội, nơi mà sáng nay chúng ta bắt đầu lên xe đó. Đoàn nhà mình nắm rõ chưa ạ, nếu chưa nắm rõ, thì trong quá trình em sẽ nhắc lại để đoàn nhà mình nắm rõ hơn ạ.
Thưa quý phụ huynh, quý thầy cô, các bạn học sinh thân mến, để chuyến đi của đoàn nhà mình tràn đầy năng lượng, ngay sau đấy, chúng ta đến với một hoạt đông nho nhỏ. Khi mà HDV hát lên bằng những hành động gì, thì ở bên dưới, thầy cô, anh chị phụ huynh, cùng các con sẽ làm theo lời em ạ. ( Đoạn này cho cả đoàn cùng vỗ cái tay lên đi xem ai có ngại ngần gì) sẽ mất khoảng 03p. Xong rồi HDV sẽ tạo các trò chơi liên quan đến địa điểm tham quan, trong chương trình tour.
+ Chơi trò chơi:
- Cho các con kể tên về 54 dân tộc Việt Nam
- Cho các con kể về các trò chơi, món ăn của dân tộc Thái
- Có thể mở cho các con xem về “ múa sạp”, “ múa xòe” của dân tộc Thái, để các con hiểu hơn.
Giới thiệu về mảnh đất Ba Vì:
Hiện tại xe chúng ta đi về phía tây của Hà Nội, và có bạn nào biết tại sao lại có tên gọi là Ba Vì không? Ba tức là con số 3, còn Vì tức là vườn, sau này thì đổi tên thành Tản Viên, hay còn gọi là núi Tản Viên. Tản viên ở đây nghĩa là ngọn núi nó xòe ra. Thưa quý thầy cô, phụ huynh, các bạn học sinh thân mến, HDV xin hỏi một câu ạ, “ ai là người cai quản vùng đất này”. Dạ, em xin giải đáp đó chính là người mà lấy Ngọc Hoa công chúa đấy ạ, đó chính là Sơn Tinh, hay còn gọi với tên gọi khác đó chính là Tản Viên Sơn Thánh, một trong tứ bất tử không thể chết trong lòng người dân Việt Nam. Khi nhắc đến Sơn Tinh, thì các bạn nhớ ra có điều gì đặc biệt về sính lễ khi mà Vua Hùng đưa ra không nào, chính là “ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Vậy theo các bạn “ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” có thật hay không? Theo anh là có thật. Ngày xưa ý lúc mà chúng ta còn đang ngồi trên ghế tiểu học, các cô có kể cho chúng ta nghe rồi phải không ạ, đó chính là gì ạ Gà Chín cựa thì cô bảo là luộc con gà lên cho nó chín được gọi là gà chín cựa, đấy là nói không công minh, không thuyết phục. Vậy voi chín ngà có thật không ạ, có thể có, trong lịch sử con người thường nhắc đến voi nhiều ngà là có rồi. Như ai ạ, đó chính là Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi trên voi trắng sáu ngà đấy, chính tỏ cái hình ảnh voi nhiều ngà là đã có rồi, chính tỏ voi chín ngà, gà chín cựa thì khi xưa các nguồn Gen còn quý hiếm có thể là có thật, nhưng sau này nó mất dần đi, để thích nghi với môi trường sống, vậy ngựa chín hồng mao là gì, có người giải thích là hồng tức là màu hồng, mao tức là lông, miễn là chín điểm hồng trên con ngựa, thì con ngựa đó rất tuyệt vời, Hùng Vương cần con ngựa đó.
Sơn Tinh cũng là người giúp đỡ Vua và nhân dân trị thủy, ngăn sông, đắp lũ, trị vị con nước, để làm gì ạ? Để sản xuất lúa nước, trong khi trước đó người việt của chúng ta làm sao, đó là “trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm” tức là chỉ dựa vào trời, và không biết làm thủy lợi, nhưng đến thời sơn tinh thì làm sao, thì biết làm thủy lợi. Như chúng ta biết thì Đường Lâm là làng cổ lúa nước có sớm nhất đông nam á nhưng tồn tại đến bây giờ. Chúng ta sản xuất lúa nước có cần ngăn sông đắp lũ không nhỉ? Cho nên cái người trị vị ở trên đỉnh núi Ba Vì này là Sơn Tinh, ông trị vì ở trên đây cho nên người ta gọi ông là thánh trị vì tại vùng núi tản, cho nên được gọi là tản viên sơn thành, đứng đầu trong tứ bất tử không thể chết được trong lòng người dân việt nam. Người đứng đầu chính là người ngăn sông đắp lũ, tại vì nhu cầu đầu tiên của con người đó chính là nhu cầu được ăn để sống, ông chính là người giúp ta làm ra của cải vật chất để sinh tồn, cho nên đứng đầu trong tứ bất tử đó chính là Sơn Tinh. Nhắc đến tứ bất tử thì đứng đầu chính là Tản Viên Sơn Thánh ( sơn tinh) là vị thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai, lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống. Đệ nhị là Phù Đổng Thiên Vương ( Thánh gióng) Ông tượng trưng cho tinh thần ngoan cường chống ngoại xâm, sức mạnh tuổi trẻ, tình đoàn kết dân tộc và còn là tình mẫu tử thiêng liêng. Thứ ba đó chính là Chử Đồng Tử ông tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang. Thứ tư đó chính là Thánh Mẫu Liệu Hãnh là một vị thần biểu tượng cho khát vọng tự do, phóng khoáng, thoát khỏi những quy tắc ràng buộc của xã hội dành cho người phụ nữ.
Anh giới thiệu qua một chút về mảnh đất nơi đây để các bạn hiểu hơn, cũng như biết về tứ bất tử trong lòng người dân Việt Nam, và các bạn phần nào cũng đã hiểu về bốn vị tứ bất tử rồi đúng không nào. Nay chúng ta đến với Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam để tìm hiểu về văn hóa, đời sống, tín ngưỡng, sinh hoạt,…. Của các dân tộc như thế nào. Thưa quý đoàn, thì ở làng văn hóa là một khu rất là rộng nên đến 205ha, chính vì rộng như thế nên đã chia thành bốn cụm làng khác nhau.
- Cụm I: Là không gian văn hóa của 28 dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, hiện có các dân tộc Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú đang sinh sống hàng ngày. Đến đây đoàn nhà mình có thời gian, đoàn nhà mình đến với nhà sàn của người Tày, sẽ được lắng nghe hòa mình vào dàn điệu Then của dân tộc Tày. Tiếng Khèn gọi tình bạn của các anh chàng người Mông. Nhưng đoàn nhà mình không có nhiều thời gian, nên chỉ có ở nhà của người Thái, cũng như tìm hiểu về bản sắc văn hóa của người Thái là chính. Như lúc mà chúng ta chơi trò chơi, anh có mở cho chúng ta và hai điệu múa đó chính là múa xòe, và nhảy sạp đúng không nào. Chúng ta sẽ được trải nhiệm trực tiếp luôn.
Hình ảnh: Hát then dân tộc Tày
- Cụm II: Là không gian văn hóa của 18 dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, đó chính là các dân tộc Ê đê, Tà ôi, Cơ Tu, Ba Na…, nhắc đến mảnh đất Tây Nguyên, các dân tộc ở đó, thì biểu tượng của họ chính là mái nhà Rông, hay những ngôi nhà dài theo chế độ mẫu hệ. Có một cái đặc sắc nữa đó chính là nét văn hóa mà được unsco công nhận Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005, đó chính là không gian văn hóa Cồng Chiên Tây Nguyên, cùng với đó là những điệu múa như là múa Xoang của dân tộc Ba Na.
- Cụm III: Là không gian văn hóa của 04 dân tộc Chăm, Khmer, Chu Ru và Chơ Ro. Đặc biệt hơn cả ở đây có tái hiện 02 công trình đặc tâm linh đặc sắc đó chính là tháp Chăm và chùa Khmer. Trong chương trình của mình có tham quan 2 công trình này, đến nới em sẽ giới thiệu với đoàn nhà mình rõ hơn.
- Cụm IV: Là không gian văn hóa của 04 dân tộc Kinh, Hoa, Ngái và Sán Dìu hiện đang trong quá trình hoàn thiện thôi ạ.
Thưa quý đoàn thân mến, khi nhắc đến người dân tộc Thái, thì theo như em tìm hiểu một số nguồn tài liệu, dân tộc thái được chia làm ba nhóm chính: Thái Trắng ( Tày Khao), Thái Đen ( Tày Đăm), Thái Đỏ. Thưa quý đoàn nhà mình, làm sao để nhận biết được đâu là người thái khi mà lên vùng cao, khu vực tây bắc, đông bắc, hay là trong làng văn hóa tí mình vào, thì cái dễ nhận biết nhất với người Thái đó chính là người phụ nữ. Chúng ta nhìn vào mái tóc của người phụ nữ, điều rất đặc biệt ở đây đó chính là mái tóc, phụ nữ Thái khi mà kết hôn ý ạ, họ phải búi tóc lên, hay còn gọi là Tằng Cẩu, ở trên đỉnh đầu, cũng như để nhận biết về tình trạng hôn nhân, đang độc thân, hay là đã có gia đình.
Hình ảnh: Cô gái người thái trong trang phục dân tộc truyền thống
Để làm nổi bật nên hình ảnh con người dân tộc thái, họ còn có những cái nét đặc biệt riêng, đó là trang phục. Thưa quý đoàn, thì về mặt trang phục, Trong trang phục truyền thống, nam giới mặc quần áo thổ cẩm màu chàm xanh hoặc chàm đen ( ngày xưa là chủ yếu, còn bây giờ thì bị hiện đại hóa nên bị âu hóa đi). Còn đối với trang phục của người Phụ nữ Thái hiện nay vẫn gắn bó với trang phục truyền thống: áo cỏn màu trắng, xanh hoặc đen bó sát thân với hàng khuy bạc trắng, váy dài đen quấn suông hoặc được thêu viền hoa văn ở gấu, đó là về phụ nữ người Thái trắng, đặc biệt hơn phụ nữ người Thái trắng, thì người phụ nữ Thái Đen, họ còn có thêm chiếc khăn Piêu. Đối với đồ trang sức chủ yếu là các vòng bạc, đeo ở cổ và tay, hoa tai bằng bạc.Thưa quý đoàn, có một câu nói khi nhắc về người Thái đó chính là “ ăn cơm nếp, ở nhà sàn” . Tại sao lại có câu nói này ạ, bởi vì đó là nét sống sinh hoạt đặc trưng của họ. Thưa quý đoàn, mình nói về ẩm thực, cơm nếp trước, còn nhà sàn tí nữa, mình đến nơi, HDV sẽ giới thiệu để mình có thể nắm rõ và chi tiết hơn. Thưa quý đoàn, mình phải đặt ra câu hỏi là tại sao, người Thái lại ăn cơm nếp thay cơm thường, như mình hay ăn. Từ cuộc sống lao động hằng ngày, người Thái họ cho rằng là ăn cơm tẻ nhanh đói, không có đủ sức làm việc, lao động ngoài trời, chính vì vậy họ ăn cơm nếp, hay mình còn gọi là xôi, để cho chắc dạ, làm việc được lâu hơn. Mà cái để dùng để đựng xôi, không giống như người ở Hà Nội, hay cuộc sống của mình hằng ngày đâu ạ, người Thái họ dùng cái hộp bằng tre để đựng xôi, tiếng thái thì gọi là Ép khẩu. Người dân tộc Thái ở vùng cao có cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, núi rừng cho nên họ đã bết tạo ra những vật dụng vô cùng độc đáo, mang đậm nét đặc trung của dân tộc Thái.
Hình ảnh: các món ăn đặc sản người dân tộc thái
3. Thuyết minh tại điểm
Nội dung nâng cao, liên hệ Wondertour để được hướng dẫn tải bài thuyết minh đầy đủ.
4. Đăng ký tour Để đăng ký tour trường học: Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại đây
hoặc liên hệ với Wondertour Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777
Hướng dẫn viên: Lường Hoài Nam 3 năm kinh nghiệm dẫn tour giáo dục, tour kỹ năng cho khối trường học Giải nhất cuộc thi Hướng dẫn viên giỏi FPoly 2021 Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức. |