1.Tóm tắt lịch trình tour
xem chương trình tour tại đây
2.Nội dung thuyết minh
Dạ thưa cô chú, anh chị nhà mình, ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau bắt đầu một chuyến hành trình. Mà trên chuyến đi này thì nhà mình cho phép em xưng em và gọi cả nhà mình là anh chị , bởi ở nhà mình thì có thể mình là anh là chị, cũng có thể là cô bác, ông bà đi. Nhưng, hôm nay mình đi trên chuyến xe mang tên Niềm Vui của chúng ta thì mình đi chơi là để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống, đi để thấy đất nước mình đẹp biết bao nhiêu. Và hơn hết mình đi chơi là để được vui vẻ, và niềm vui lớn nhất đời người là sức khỏe dồi dào, bản thân mãi trẻ đẹp. Vậy nên, ngày hôm nay trên chuyến xe này em Hạnh xin được gọi anh chị nhà mình là anh chị và xưng em, vì trên xe của chúng ta hôm nay ai cũng trẻ trung xinh đẹp hết cả.
Và ngày hôm nay, trên chuyến xe đong đầy niềm vui khi đến với mảnh đất xứ Tuyên đầy hoang sơ và hùng vĩ này chúng ta ngồi lại bên nhau, kể cho nhau nghe về cuộc sống của mình, trò chuyện với nhau về những chiêm nghiệm của bản thân đã di qua, và thời gian qua khi đại dịch Covid đi qua con người ta đã chịu quá nhiều mất mát, đau thương rồi, giờ đây ta được nhìn thấy nhau, thấy người mình thương là quá đủ rồi. Và chính vậy, em Hạnh mới gọi chuyến xe của nhà mình mang tên là Niềm Vui, bởi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trong những lời bài hát của mình rằng.
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui Chọn những bông hoa và những nụ cười Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy Để mắt em cười tựa lá bay
Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi Đường đến anh em đường đến bạn bè Tôi đợi em về bàn chân quen quá Thảm lá me vàng lại bước qua
Và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau bước đi trên cung đường từ thủ đô Hà Nội thân yêu để trở về với thủ đô kháng chiến cách mạng Tuyên Quang, một hành trình tìm lại cội nguồn đầy tráng lệ của dân tộc ta trong thời kỳ kháng chiến cứu nước.Như anh chị nhà mình cũng thấy, sáng nay chúng ta gặp nhau thì ở công viên Thống Nhất, và giờ đây qua dăm ba câu chuyện mà ta gọi là trà dư tửu hậu ấy ạ, thì hiện nay em Hạnh mời anh chị nhà mình cùng nhau nhìn qua ô cửa sổ ạ, để ta có thể bắt trọn vẻ đẹp của hình ảnh mặt trời mọc trên cầu Nhật Tân. Dạ vâng, hiện nay chúng ta đang có mặt tại cầu Nhật Tân. Một trong tám cây cầu bắc qua dòng sông Hồng tại địa phận thành phố Hà Nội.
Giới thiệu cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay, được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng nằm trong tổng số 8 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội ( các cây cầu đó là Thanh Trì - Vĩnh Tuy - Chương Dương - Long Biên - Thăng Long - Nhật Tân - Vĩnh Tuy- Vĩnh Thịnh- Văn Lang) thuộc dự án AH 1077 nối quận Tây Hồ với thành phố Đông Anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 5 xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh. Cầu được khởi công ngày 7 tháng 3 năm 2009.
Và có thể nói tính đến thời điểm hiện tại đây là cây cầu dây văng duy nhất trên địa bàn Hà Nội có chiều dài 3,9km, có 5trụ đặt dây văng tương ứng với 5 cửa ô tại Hà Nội hiện nay là cửa ô Đống Mác, Cầu Dền, Cầu Giấy, Chợ Dừa và Ô Quan Chưởng. và cầu được xây dựng dựa trên nguồn vốn ODA của Nhật Bản.
Lúc đầu cầu được Nhật Bản định đặt tên là cầu hữu nghị Việt - Nhật nhưng dựa trên vị trí địa lý của cầu được đặt giáp với làng hoa Nhật Tân nên đã đặt tên cầu là cầu Nhật Tân . Nhật Tân tức là Mặt trời mới cũng là Nhật Mới.
Các phương tiện lưu thông trên con đường Võ Nguyên Giáp đến cầu Nhật Tân ta đang đi đều đỏ về cửa ngõ phía Bắc của Hà Nội.
Và đã bao giờ anh chị nhà mình thắc mắc tự hỏi hai hàng hoa hai bên đường Võ Nguyên Giáp là hoa gì chưa ạ? Hoa gì mà mùa nào nở cũng trắng một góc đường khiến người ta đổ xô về chụp ảnh nhiều thế không?
Đó là Hoa Ban đó quý anh chị. Loài hoa cứ ngỡ chỉ nở tại mảnh đất đại ngàn giữa núi rừng Điện Biên Phủ. Nhắc đến lý do tại sao trên đoạn đường Võ Nguyên Giáp lại trồng hoa Ban thì đó lại là một câu chuyện hết sức ý nghĩa và ý nghĩa đó bắt đầu được kể từ tên của con đường ấy.
Như điều chúng ta được học, được nghe ông bà kể lại từ ngày bé tí bé tẹo về vị Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là người có công rất lớn trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược và là trợ thủ đắc lực của Bac Hồ, và cuộc chiến gắn liền với Đại tướng làm tên tuổi đại tướng vang danh đó là trận đánh nào ạ ?.
Đó là trận Điện Biên Phủ. Và nhà nước ta để ghi nhớ công lao của đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho trồng loài hoa Ban được lấy từ mảnh đất Điện Biên Phủ tại con đường Võ Nguyên Giáp để ghi nhớ công danh của đại tướng.
Nhắc về hoa Ban ta lại có thể kể cho nhau nghe về câu chuyện tình của loài hoa ấy.
Loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, truyền thuyết kể rằng: Thuở ấy, có một chàng trai tên là Khum đem lòng yêu cô gái tên là Ban. Khum vừa giỏi làm nương, lại có tài săn bắn. Ban thì khéo tay dệt vải lại có giọng hát làm say đắm nhiều chàng trai. Thế nhưng, cha nàng Ban vì ham giàu nên đã đem gả nàng cho con trai nhà tạo mường, vốn là một thanh niên lười nhác, lại có tật gù lưng. Mặc cho cô gái hết lời van xin, người cha vẫn không từ bỏ ý định, và ông đã bàn bạc cùng với nhà tạo mường sửa soạn làm lễ cưới cho hai người. Trong bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của Khum gặp chàng để cầu cứu. Nhưng chẳng may khi đến nhà Khum, thì được tin chàng đã theo cha đi mua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình, buộc vào nơi cầu thang nhà người rồi bươn bả đi tìm chàng. Nàng đi hết núi này, rừng khác, gọi tên người yêu đến khản cả giọng, nhưng chàng ở xa nào có nghe thấy. Cuối cùng kiệt sức nàng ngã gục sau khi vượt qua một dãy núi cao. Nơi nàng nằm xuống sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái. Và chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc, và hằng năm cứ mỗi độ xuân về, hoa nở trắng như bông. Người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban. Về phần Khum, sau khi về đến nhà, thấy chiếc khăn piêu của người yêu vắt nơi cầu thang, biết là có chuyện chẳng lành, bèn vội vã đi tìm nàng. Dò hỏi bà con bên bản người yêu, Khum biết được là nàng đã bỏ nhà ra đi, còn đi đâu thì không rõ. Thế là chàng trai lên đường đi tìm người yêu, đi mãi hết mường này, bản khác mà vẫn không tìm thấy bóng người yêu. Cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã xuống. Sau khi chết, chàng hoá thành con chim sống lẻ loi trong rừng, và cứ đến mùa hoa ban nở, lại hót vang như tiếng gọi người yêu tha thiết từ năm nào. Và loài hoa Ban ấy chỉ có màu sắc duy nhất là màu trắng tinh khiết , những màu sắc như màu hồng màu tím ta nhìn thấy bây giờ là do hoa ban được lai tạo thôi ạ. Và nhường câu chuyện nàng Ban trở về với núi rừng Tây Bắc chúng ta tiếp tục đến với câu chuyện về con đường dặc biệt mà ta đang đi đó là con đường Cao tốc Nội Bài Lào Cai.
Giới thiệu cao tốc Hà Nội - Lào Cai
Dài 264 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là phường Duyên Hải (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14.
Đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai là dự án đặc biệt quan trọng thuộc hành lang đường bộ Côn Minh-Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước tiểu vùng sông Mekong (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc).
Đây là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, với chiều dài (giai đoạn 1) là 245km đi qua Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.
Cùng với các tuyến Hà Nội-Thái Nguyên-Bắc Kạn, Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, tuyến đường này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng... của cả nước nói chung và của khu vực Tây Bắc nói riêng, tạo đà chuyển dịch kinh tế của đồng bào các dân tộc; đồng thời, tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A (đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái xây dựng cao tốc 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100km/giờ; đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai xây dựng cao tốc 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp tốc độ thiết kế 80km/giờ). Diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là trên 2.000ha, đền bù giải phóng mặt bằng cho hơn 25.000 hộ dân bị ảnh hưởng; xây dựng 99 khu tái định cư; di dời và xây mới hàng trăm công trình công cộng;…
Dự án phải thi công nhiều hạng mục với khối lượng rất lớn gồm 120 cầu lớn nhỏ, 1 hầm xuyên núi dài 530m, 1 hầm chui (giao QL2) dài 645m, 5 trạm dừng nghỉ rộng 23 ha, 460 cống hộp và cống phục vụ dân sinh… Tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn 1 khoảng 1,5 tỷ USD.
Đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng không chỉ đối với Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và vùng Tây Bắc rút ngắn quãng thời gian di chuyển từ Lào Cai về Hà Nội từ một ngày xuống còn 6 tiếng. Ngày xưa từ Hà Nội lên Tây Băc di theo tuyến tàu lửa Hà Nội Vân Nam hoặc theo đường ô tô cũ mất đến một ngày thì nay chỉ còn 6 tiếng.
Và các anh chị nhà mình khi mở google maps ra á thấy ký hiệu AH thì mình có biết đó là ký hiệu gì không ạ, đó là ký hiệu đường xuyên á đó ạ.
Tuyến Nội Bài- Lào Cai có điều đặc biệt đó là đây là tuyến đường đi dọc theo sông Hồng mà ta ngày ngày gắn bó đó ạ. Để mà nói về sông Hồng ta có thể nói đến câu đó là ‘’ Người Mẹ Sông Hồng’’ dòng sông mẹ của dồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Cái tên Hồng bắt nguồn từ chính màu sắc của dòng sông, ai ai trong chúng ta cũng biết trong dòng nước siết dưới kia quanh năm đều đỏ nặng phù sa, chính màu đất phù sa ấy đã được lấy để đặt tên cho dòng Nhị Hà xưa.
Và cái tên của dòng sông cũng là câu chuyện gắn liền với rất nhiều câu chuyện mang màu sắc liêu trai được kể lại từ những người con sinh sống hai bên bờ sông. Dạ thưa quý anh chị, đoạn từ Lào Cai đến Phú Thọ người xưa gọi là Sông Thao, đoạn qua cầu Việt Trì gọi là Bạch Hạc, đoạn qua Hưng Yên gọi là Xích Đằng… đoạn chảy qua Hà Nội gọi là Nhị Hà. Nhiều người nói, ban đầu gọi là Nhĩ Hà, vì nó có nhiều khúc quanh co như vành tai (nhĩ). Sau gọi chệch là Nhị Hà. Bây giờ nhìn trên ảnh vệ tinh, thấy từ Vân Nam, Vân Phúc, Hát Môn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) về mãi dưới hạ lưu quả có nhiều khúc “vành tai”, nhất là vào mùa kiệt. Thế nên mới có câu:
Nhị Hà quanh bắc sang đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này
Nhị Hà chảy trên địa bàn Hà Nội chỉ khoảng vài chục cây số, nhưng lưu vực sông bồi đắp thành nhiều vùng bãi mỡ màu, như triền bãi sang bến Súng (Đan Phượng sang Đông Anh), bãi Nhật Tân, Tứ Liên (Tây Hồ), bãi Tàm Xá (Đông Anh)… Hết bãi Tàm Xá, Nhị Hà chia thêm một dòng nhỏ, đó là sông Đuống, khởi nguồn từ thôn Bắc Cầu xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm. Nhìn Đuống giang, khiến ta lại nhớ câu thơ của thi sĩ liêu trai Hoàng Cầm: “Bên kia sông Đuống, ngày xưa cát trắng phẳng lỳ, ngô khoai biêng biếc… nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”. Triền bãi Nhị Hà cũng ngút ngàn màu xanh ngô khoai biêng biếc tới tận chân đê xa tít, kéo suốt về vùng bãi Tự Nhiên, nơi mà theo truyền thuyết Chử Đồng Tử gặp công chúa Tiên Dung - con gái vua Hùng thứ sáu, đền Chử Đồng Tử cũng nằm bên sông Nhị Hà.Tương truyền, Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại thôn Chử Xá, xã Văn Đức (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), ven sông Hồng. Nhà nghèo, 2 cha con chỉ còn lại một chiếc khố, phải thay nhau mà mặc.
Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ lấy chiếc khố. Thương cha, Chử Đồng Tử liệm khố cho cha, còn mình chịu cảnh không khố, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.
Thời ấy, Hùng Duệ Vương (vị vua Hùng thứ 18) có con gái tên là Tiên Dung, thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm, thuyền rồng của Tiên Dung theo sông Hồng đến vùng ven sông gần Chử Xá.
Nghe tiếng huyên náo, Chử Đồng Tử vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bãi cát ven sông để tắm. Ngờ đâu đúng ngay chỗ nấp của Chử Đồng Tử. Nước xối để lộ thân hình Chử Đồng Tử. Tiên Dung kinh ngạc, hỏi han, nghĩ ngợi, rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Hùng vương nghe chuyện thì cả giận và cấm Tiên Dung về cung. Biết ý cha, Tiên Dung ở lại cùng Chử Đồng Tử. Cả hai làm nghề buôn bán. Việc buôn bán không chỉ trong vùng, mà còn được hai vị mở rộng dọc sông Hồng và lập ra các đoàn thuyền buôn vượt biển ra nước ngoài.
Trên đường buôn bán, Chử Đồng Tử gặp gỡ nhiều hiền tài của thiên hạ và học hỏi được vô số điều. Khi trở về, Chử Đồng Tử lập bến cảng, mở chợ đầu mối…Từ đó vùng này chở nên tấp nập, phồn thịnh, (là khởi đầu cho việc hình thành tuyến giao thương Kẻ Chợ, Thăng Long - Phố Hiến, Hưng Yên sau này). Đoàn thuyền buôn của Chử Đồng Tử to lớn, lộng lẫy như cung điện hoàng gia. Ai cũng thần phục Chử Đồng Tử. Và ông cũng chính là một trong bốn vị TỨ BẤT TỬ của Việt Nam ta.
Từ ngàn đời, dòng Nhị Hà đỏ nặng phù sa đã bồi đắp cho bãi bờ, thôn làng bên sông cuộc sống thanh bình, nhưng cũng chứng kiến nhiều cơn binh đao trong chiều dài dựng nước-giữ nước. Bên dòng Nhị Hà, trên đất Mê Linh, nay đã về Hà Nội, cũng là nơi Hai Bà Trưng khởi nghĩa khiến thái thú Tô Định phách lạc hồn siêu. Còn có tích kể rằng Thu năm Canh Tuất (1010) Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, thuyền đến bến Bồ Đề (Gia Lâm) chợt thấy rồng vàng bay khỏi mặt nước Nhị Hà quyện vào trời biếc. Người cho đó là điềm báo vận hội tốt đẹp, đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay).
Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam có rất nhiều truyền thuyết liên quan hoặc xuất phát từ dòng Nhị Hà.Một trong số đó là Đình Chèm (nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm) với kiến trúc độc đáo là nơi cất giấu rất nhiều câu chuyện về thời xa xưa. Trận lũ lịch sử ở thế kỷ XIX đã khiến đình ngập sâu trong nước, để bảo vệ di tích, dân làng đã thuê thợ kiệu đình lên cao ngang mặt đê. Đình Chèm thờ Lý Ông Trọng (còn gọi là Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), một nhân vật huyền thoại và Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung.
Lý Thân văn tài, võ giỏi, sống hiếu nghĩa, cương trực, dẹp giặc lập nhiều công lớn. Cuối đời vua Hùng Duệ Vương, nước Văn Lang bị quân Tần xâm lược, ông hợp sức với Thục Phán và cùng quân dân Lạc Việt đánh giặc hàng chục năm trời, cuối cùng giặc phải thua. Thục Phán lên làm vua lấy hiệu là An Dương Vương. Lúc đó nhà Tần bị giặc Hung Nô quấy phá. Tần Thủy Hoàng đắp Vạn Lý Trường Thành nhưng cũng không ngăn nổi bèn sai sứ sang cầu An Dương Vương cho tướng tài sang giúp. Để tạo mối bang giao, triều đình đã cử Lý Thân đi.
Tần Thủy Hoàng thử tài, thấy ông văn hay võ giỏi bèn cho cầm đầu đạo quân đi dẹp Hung Nô. Thắng trận trở về, vua Tần phong ông làm Phụ Tín Hầu và gả công chúa. Vua Tần ngỏ ý muốn giữ ở lại nhưng ông từ chối xin đưa vợ con trở về quê hương. Truyền thuyết cũng kể về con giải, một quái vật tàn ác trên Sông Hồng đã nuốt mẹ ông và đã bị ông trừng phạt nên Sông Hồng đoạn từ Chèm đến bến Đông Bộ Đầu (nay là phố Hòe Nhai, Hàng Than) không còn bóng dáng quái vật. Lý Ông Trọng không chỉ là biểu tượng sức mạnh mà còn là biểu tượng của trí tuệ, lòng hiếu nghĩa.
Một truyền thuyết khác vẫn lưu truyền cho đến ngày nay là chó mẹ trên lưng mang chữ "vương" từ Đình Bảng bơi qua Sông Nhị (đoạn cầu Nhật Tân hiện nay) sang đỉnh Núi Nùng sinh con vì đây là đất lành. Trong lúc bơi, chó mẹ phải chiến đấu với ba ba, thuồng luồng và thủy quái trên sông, có lúc tưởng bỏ mạng nhưng cuối cùng qua được sông an toàn. Khi Lý Công Uẩn dựng xong Kinh đô Thăng Long, ngài đã tế một chú chó con và chỗ tế chính là đền Cẩu Nhi hiện nay (nằm ở phía Bắc hồ Trúc Bạch). Ý nghĩa của truyền thuyết là con đường đi đến hạnh phúc đầy khó khăn, gian khổ, thậm chí có thể chết vì thế cần phải khôn khéo và dũng cảm.
Rồi Trại Tiên Ngư (nay tương ứng với phố Hàng Cá), xưa là bản doanh trên khúc Sông Nhị của Lý Tiến đời Hùng Vương thứ 6, người anh hùng chống giặc Ân trước cả Phù Đổng Thiên Vương. Một truyền thuyết liên quan đến Nhị Hà là hội làng Lệ Mật, cho đến hôm nay, hội vẫn được làng tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao đức thành hoàng, người đã chém Giảo long (quái vật mình rồng) cứu công chúa nhà Lý khi nàng du ngoạn tại ngã ba Sông Hồng và Thiên Đức (nay là Sông Đuống).
Sau khi chàng trai họ Hoàng chém Giảo long cứu được công chúa, vua ban thưởng vàng bạc châu báu nhưng chàng không nhận mà xin vua cấp đất ở phía Tây kinh thành để dân Lệ Mật lập trại. Từ đó, Lệ Mật trở thành một trong thập tam trại của Thăng Long. Màn múa chém Giảo long trong lễ hội thể hiện cho sức mạnh và ý chí chinh phục thiên nhiên, bài trừ cái xấu, là cuộc chiến giữa thiện và ác… Cùng với truyền thuyết, dọc sông có rất nhiều công trình tâm linh mà nay không còn hoặc buộc phải di chuyển vào trong đê, ví dụ như đền Bà Móc, đền thờ Hai Bà Trưng…
Từ vô thức dân gian, người Việt xưa đã xây dựng nên truyền thuyết và truyền thuyết chính là chỗ dựa tinh thần, là triết lý nhân sinh cho dân tộc Việt. Trong một công trình nghiên cứu, giáo sư Trần Quốc Vượng đã khẳng định: Truyền thuyết ở Hà Nội nói chung và trên Sông Nhị nói riêng đã sinh ra "Tâm thức Hà Nội". Tuy nhiên câu hỏi vì sao Nhị Hà sinh ra nhiều truyền thuyết hơn tất cả các khúc sông khác đến nay vẫn còn bỏ ngỏ, đang chờ các nhà nghiên cứu dân gian giải mã. Bởi vậy chả phải vô cớ mà ca dao Hà Nội có câu:
Trời cao, biển rộng, đất dầy Núi Nùng, Sông Nhị chốn này làm ghi.
Hiện đoàn ta đang đến một nơi là huyện Sóc Sơn, và khi đến nơi đây ta sẽ nhắc về một người có sức ăn phi thường, lớn nhanh như thổi, anh chị mình có nhận ra là ai chưa ạ, đó là Thánh Gióng và tại Sóc Sơn này có một ngôi đền là đền Gióng thờ Thánh GióngĐức Thánh Gióng là nhân vật thứ 2 trong TỨ BẤT TỬ của Việt Nam ta. Và từ đầu hành trình đến giờ ta đã đi qua hai mảnh đất gắn liền với truyền thuyết về hai trong vị TỨ BẤT TỬ.
Truyện xưa kể rằng, Đời (vua) Hùng Vương thứ Sáu, nước Tàu ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Vua Hùng hiện ra dạy sai người đi khắp nước mời thần xuống giúp chống giặc.
Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã 60 tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà không biết nói.
Một hôm vua Hùng sai người đi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Gióng tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng bảo sứ giả về đúc một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt, đưa đến cho chàng đi giết giặc. Bấy giờ Gióng vươn vai thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm, thịt cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật.
Sứ giả về tâu lại sự việc với vua. Khi đã đem ngựa và gươm sắt đến, Gióng đội mũ, cầm gươm phóng lên ngựa sắt, xông ra trận như bão táp, đi đến đâu Gióng cũng chém giặc như chém cỏ rác. Khi gươm bị gãy, Gióng nhổ các bụi tre bên đường quăng ném vào quân địch.
Đánh tan giặc, Gióng thẳng bay lên núi Sóc, trút bỏ quần áo lại rồi bay thẳng lên trời. Ngày nay còn thấy các hồ ao là dấu vết chân ngựa sắt để lại. Khu rừng giặc bị đốt cháy còn mang tên là rừng Cháy. Người dân lập miếu thờ Gióng gọi là thánh Gióng đã hoá thân cứu dân Việt.
Khu di tích lịch sử đền Sóc là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng Thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân. Khu di tích này được Vua Lê Đại Hành cho xây dựng tại khu vực núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội và được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Chồng, tượng đài Thánh Gióng và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.
Khởi nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương và chùa Non Nước đã được xây dựng từ thời Đinh Tiên Hoàng để làm nơi tu hành của Quốc sư Khuông Việt, một lần Lê Hoàn (Lê Đại Hành) cùng các tướng sĩ trên đường hành quân chống giặc Tống xâm lược, vua tôi nhà Tiền Lê vào làm lễ cầu thánh Gióng phù hộ. Trong trận chiến, quân Tống thua to, khi quay về vua Lê Đại Hành vào lễ tạ rồi sai người tìm gốc trầm hương làm tượng thần và xây dựng thành khu đền uy nghi. Đồng thời phong thêm hai chữ "Phù" và "Thiên", tên của ngài được thờ tại đền Sóc là "Phù Đổng Thiên Vương".
Dạ thưa anh chị nhà mình, thì hiện ta đang ở trong địa phận tỉnh tiếp giáp với Hà Nội là Vĩnh Phúc, tỉnh thành mà ta biết đến với biển số xe 88, tỉnh thành mà mỗi lần nghe đến ta hay hỏi vui với nhau rằng đây là tỉnh uống rượu bằng bát ô tô phải không đó ạ.
Giới thiệu Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là vùng đệm của Hà Nội có rất nhiều các khu công nghiệp, và có các điểm Du Lịch nổi tiếng như Tam Đảo, Đại Lải, Danh thắng Tây Thiên,…
Và khi đến với Tam Đảo ta thường nghĩ về gì ạ, về điểm vui chơi, checkin sống ảo cháy máy cồn riêng em hạnh thì thường hay nói đó là về món ngon nơi đây. Bởi ta đi chơi là đi nghir mà đã chơi đã nghỉ là sẽ muốn ăn ngon, muốn ăn lạ và tại Vĩnh Phúc nổi danh với đặc sản đó là ngọn su su tươi non ít đâu có được, mà ngon nhất là su su xào tỏi thì ta nói hết xảy luôn quý zị, bên cạnh đó còn có các món như cá thính, tép dầu đầm vạc, bò tái kiến đốt, và các anh chị chắc sẽ ngỡ ngàng với món ăn mang tên là món đất Lập Thành.
Ta hay nghe câu “ Không làm mà đòi có ăn thì ăn đất” nhưng ở đất Lập Thạch này thì ăn đất là có thật đó ạ.
Đất có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ, phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc.
Khoảng 30-40 năm về trước, ở thôn nhiều hộ vẫn còn giữ tục lệ đào đất lên hun khói lá sim, mang ra chợ huyện bán lấy tiền. Mỗi người mua vài xu, vài hào được một nắm gói vào lá chuối mang về. Đất là món ăn quà vặt khi đi chợ, như ở nơi khác người ta ăn kẹo dồi, bánh khảo.
các cụ dạy ăn loại đất ngói trên núi sau nhà có nhiều tác dụng, đặc biệt với phụ nữ khi mang thai. Vì thế, lần nào mang thai tôi cũng bảo ông Loa đi lấy về ăn. Tới nay, tôi có 8 người con, ngũ nam tam nữ và vài chục cháu, chắt. Ăn nhiều thành quen, sau thành nghiện. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi hoặc thèm thèm là lấy ra ăn vài miếng.
Loại đất dùng để ăn không phải đất bình thường trồng trọt cây cối ở vườn mà phải đào trên núi sau nhà. Trước đây, nhiều núi có đất “ngói” nhưng do bị khai thác bán nhiều đời nên ngày nay không còn nhiều. Muốn lấy được đất “ngói” phải đào hố sâu 3-7m mới thấy. Khi đào thấy đất phải dùng búa đục từng mảng một cho vào rổ đưa cho người trên bờ.
“Ngói” có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Trước tiên, đất được khai thác về còn nhiều tạp đất, sạn cần phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc.
“Ngói” có hai màu có thể dùng để ăn là màu trắng sữa như màu bánh khảo và màu xanh như chè lam.
Người dân ở đây cho hay, không chỉ người thôn Thống Nhất biết ăn món "đất hun khói" lá sim mà nhiều người ở các huyện, tỉnh lân cận cũng mua về ăn. "Vào mỗi phiên chợ huyện, tôi thường gồng gánh ngói ra ngoài cổng chợ bán. Món này đặc biệt hút khách là phụ nữ mang thai".
Những mẩu "ngói" trước khi hun phải được phơi nắng thật khô, ráo nước. Theo kinh nghiệm, người khỏe răng có thể ăn được "ngói" màu xanh lam, người già chỉ ăn "ngói" màu trắng sữa. "Ngói" xanh ăn sẽ ngậy hơn nhưng cứng.
Để có được miếng "ngói" vừa ý, khi hun cũng phải chú ý không để lửa cháy to mà chỉ để cho khói bay lên. Một tay cầm rổ, tay kia phải điều chỉnh lá sim tạo nhiều khói cho tới khi những miếng "ngói" ngả màu, dậy mùi.
Cận cảnh miếng "ngói" hay còn gọi đất hun khói sau khi được chế biến. Đất hơi ngả sang vàng vì ám khỏi và có mùi thơm của lá sim. Ăn vào sẽ có cảm giác như ăn miếng lương khô nhưng không bị khát nước.
Anh Khổng Văn Lai (45 tuổi), con trai út cụ Biện cho biết, trước đây dân làng đi đào đất nhiều tạo thành các hầm sâu như hầm vàng. Việc đào sâu xuống khai thác đất bán cũng có nhiều nguy cơ rủi ro. Hầm sâu, kín, khi khai thác xung quanh tạo thành các lò rỗng rất nguy hiểm khi xảy ra sập, sụt lún vào mùa mưa. Ở địa phương đã từng có một người vì đào đất bị sập hố phải đi cấp cứu.
Trước kia, khách tới nhà không có bánh kẹo như bây giờ mà chỉ mời nhau những miếng đất béo, ngậy như vậy. Các con dâu, cháu dâu mang thai khi ăn thử đều thích, nghiền món này. Cháu dâu nhỏ nhất của bà là Nguyễn Thị Khuyên (24 tuổi) quê ở Hòa Bình về làm dâu 3 năm nay. Mới đầu khi nói ăn đất, chị nhất định không ăn nhưng chứng kiến tận mắt từ khâu chế biến đến việc cả nhà ngồi cắn sần sật từng miếng, chị mới ăn theo. Sau đó, khi có bầu thì Khuyên bắt đầu nghiện, thường xuyên bảo cháu xuống đào lên ăn.
Và khi tới Vĩnh Phúc ta sẽ được biết về một vị bí thư đã thay đổi nền kinh tế nước ta đó là BÍ THƯ TỈNH ỦY KIM NGỌC người đã xuất hiện trở nên gần gũi với chúng ta trong bộ phim BÍ THƯ TỈNH ỦY
Kim Ngọc (1917-1979) là nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc, ông được mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" mà người ta quen gọi là "khoán mười", "cha đẻ của Đổi mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam. Ông tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1917 tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc.
Năm 1939, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1946 ông làm Bí thư Huyện ủy Tam Dương.
Năm 1947 ông làm Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Vĩnh Yên.
Năm 1950 ông làm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên.
Ông từng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, từng tham gia khu ủy Việt Bắc;
Năm 1954 ông là Phó Chính ủy Quân khu Việt Bắc, Chính ủy Cục Công binh, sau đó là Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ.
Đến năm 1958 là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc (từ tháng 3 năm 1952 đến tháng 10 năm 1955 và từ tháng 1 năm 1959 đến 1968).
Kim Ngọc được bầu là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II (từ 1960 đến 1964) và là trưởng đoàn đại biểu quốc hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú, ông tiếp tục giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú cho đến năm 1977.
Tháng 5 năm 1977, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ III, Kim Ngọc xin rút khỏi chức bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú.
Năm 1978, Kim Ngọc chính thức về hưu.
Ngày 26 tháng 5 năm 1979 Kim Ngọc mất ở tuổi 62 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hà Nội.
Kim Ngọc là người khởi xướng việc "khoán hộ" trong nông nghiệp ở Việt Nam vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Thời kỳ đó do sự bắt chước một cách máy móc mô hình tổ chức xã hội của Liên Xô, các nhân vật cấp cao trong đảng Cộng sản đã không đánh giá đúng về khoán hộ nên ra sức kìm hãm và hạn chế. Kim Ngọc phải làm kiểm điểm và tự nhận "có sai lầm nghiêm trọng trong khoán hộ". Tuy nhiên, ông vẫn được tiếp tục bầu làm bí thư tỉnh uỷ.
Theo lời ông Nguyễn Thành Tô, thư ký riêng của Kim Ngọc, thì ông chưa bao giờ bị kỷ luật, kể cả trong khoán hộ mà "chỉ" bị làm bản kiểm điểm và tự phê bình nghiêm túc, sau khi có chỉ đạo trực tiếp của Trường Chinh, lúc bấy giờ là Chủ tịch Quốc hội
Nói về hình thức khoán hộ ông có quan điểm như sau:
“Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng. Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình.”
“Không thể bỏ khoán hộ. Phải tìm mọi cách duy trì dưới mọi hình thức khác nhau. ”
Cách khoán của Khoán hộ
Khoán cho hộ làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài;
Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ;
Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm;
Khoán trắng ruộng đất cho hộ - Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên được nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành phong trào quần chúng rộng rãi trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể nói khoán hộ là bước mở đầu cho một tư duy mới về quản lý kinh tế hợp tác xã.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định về công lao của ông:
“Nông dân ta no ấm, trước hết là nhờ ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Nhưng trong quá trình xây dựng đất nước thì chúng ta phải cảm ơn Kim Ngọc, một đảng viên sáng tạo, dám chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân... Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong...
Và những cống hiến của ông đã được nhà nước và nhan dân nhớ ơn và tôn danh như sau:
Năm 1996, hai ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc được đặt tên ông. Năm 2005, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố Vĩnh Yên cũng được mang tên ông.
Năm 2004, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc của Đảng Cộng sản Việt Nam tặng gia đình ông bức tượng tạc bằng đồng nặng tới 45 kg để biểu thị lòng kính trọng Kim Ngọc.
Năm 2009, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
Năm 2009, Hãng phim Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất bộ phim truyền hình 50 tập "Bí thư Tỉnh ủy" lấy nguyên mẫu cuộc đời ông.
Giới thiệu Tam Đảo
Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc. . Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Núi Tam Đảo có 3 đỉnh nổi lên như 3 hòn đảo: đỉnh giữa có tên Bàn Thạch cao 1.388m; bên trái là đỉnh Thiên Nhị (chợ trời) cao 1.375m, trên có tháp truyền hình cao 93m, bên phải là đỉnh Phù Nghĩa cao 1.400m. Khí hậu mát mẻ quanh năm và thay đổi theo thời khắc trong ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của đông. Thị trấn bé xíu, xinh xắn với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo, quanh co nho nhỏ, một dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa. Nhà nghỉ Tư Phương, ở trên cao nhất, có tầm nhìn khắp cả thị trấn. Nhà nghỉ này có phòng rộng, cho tập thể.
Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa . Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m.
Dãy núi Tam Đảo hình thành cách đây 230 triệu năm vào giữa kỷ Trias do hoạt động của núi lửa phun trào dung nham làm nhiều đợt chồng lên nhau. Các loại đá chính ở Tam Đảo là Riolit pocfia, penzit và các tuf của chúng. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, dài chừng 80 km, rộng từ 10 đến 15 km. Do tương đối dốc đứng, nên trên Tam Đảo có nhiều suối và thác nước. Thác Bạc có độ cao 50m, nước sối xuống tung bọt trắng ngay cả vào mùa khô. Cũng vì dốc đứng, nên hệ thực vật ở đây khá đa dạng và thay đổi theo độ cao. Nhiều loại rau quả ôn đới được trồng ở Tam Đảo và cung cấp cho các vùng xung quanh, nhất là cho Hà Nội. Càng lên cao, các loài cây thuộc họ lá kim càng nhiều. Loài cá cóc, là động vật đặc hữu của Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo rộng 36.883 ha nằm trọn trong dãy núi này. Ở Tam Đảo có nhiều tài nguyên khoáng sản, đáng kể nhất là thiếc.
Thời tiết đặc biệt ở Tam Đảo
Một trong những điều thú vị khiến du khách thích thú khi đến Tam Đảo đó chính là thời tiết. Du khách có thể đến Tam Đảo vào bất cứ thời gian nào trong năm.
Buổi sáng Tam Đảo se lạnh gió xuân, buổi trưa nóng ấm như mùa hạ, chiều về thoang thoảng gió hiu hiu của mùa thu và đêm đến bao trùm bằng cái lạnh giá của mùa đông miền Bắc. Thời tiết Tam Đảo 1 ngày gói gọn cả 4 mùa trong năm.
Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Mưa bão có sự tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống. Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam, mùa đông chủ đạo là gió mùa Đông Bắc.
Trên dãy Tam Đảo có những di tích văn hóa-lịch sử nổi tiếng như chùa Tây Thiên và đền Tây Thiên (còn gọi Đền Mẫu) thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu. Theo thần thoại, Quốc Mẫu Tây Thiên là do linh khí của núi rừng Tam Đảo hun đúc mà nên. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã lên Tam Đảo và xây dựng một thị trấn ở đây làm nơi nghỉ mát cho các quan chức của chính quyền đô hộ. Tổng cộng có 163 ngôi biệt thự kiến trúc châu Âu đã được xây dựng. Ngày nay, một số đã đổ nát. Tam Đảo là một khu du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.
Giới thiệu Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía tây giáp các tỉnh Yên Bái và Phú Thọ.
Vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), Tuyên Quang có tên hành chính là "Lộ" thuộc lộ Quốc Oai, về sau đổi thành châu Tuyên Quang.
Đến thời vua Trần Thánh Tông đã đổi thành Trấn. Khi giặc Minh đô hộ nước ta đã đặt nền hành chính Tuyên Quang vào "Phủ" gọi là Phủ Tuyên Quang sau đó đổi là châu Tuyên Hóa.
Sau này khi cách mạng nổ ra Tuyên Quang đã vinh dự trở thành vùng đất của cách mạng, thủ đô kháng chiến với khu ATK Tân Trào đã trở thành niềm tự hào và hạnh phúc của người Tuyên Quang khi được trở thành nơi được đón Bác Hồ sinh sống và làm việc từ tháng 3 đến tháng 8/1945.
Và dạ thưa anh chị nhà mình, mỗi khi mà trở về xứ Tuyên trong lòng em Hạnh lúc nào cũng tràn đầy sự phấn khích và vui đến lạ thường, bởi như anh chị mình cũng biết các tỉnh thì đều có cho mình vẻ đẹp và câu chuyện riêng, như mảnh đất Thanh Hóa thì nổi tiếng với món đặc sản là nem chua, tại Hà Giang thì có hoa Tam Giác Mạch, Hà Nội mình thì nổi tiếng với Phở ngon thì Tuyên Quang là mảnh đất nổi tiếng với câu nói ‘’ CHÈ THÁI GÁI TUYÊN’’. Mỗi lần nhắc đến Tuyên Quang thì chưa kịp giới thiệu bất kỳ điều gì hết mọi người cũng đã nghĩ ngay đến câu nói ‘’ CHÈ THÁI GÁI TUYÊN ‘’ rồi đúng không ạ, và tại sao em Hạnh lại nói mỗi lần về với mảnh đất thành Tuyên là em thấy phấn khích lạ thường, dạ thưa là tại em là một người con xứ Tuyên, và mỗi khi có dịp giới thiệu với du khách về vẻ đẹp quê hương và có thể kể cho mọi người nghe về lịch sử hào hùng của nơi em sinh ra và lớn lên thì đó chính là điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời làm hướng dẫn viên của em ạ. Và ngày hôm nay, ngay lúc này đây em Hạnh, tự nhận mình là đặc sản của Tuyên Quang xin được kể cho anh chị mình nghe về vẻ đẹp của quê hương em, và bắt đầu bằng câu nói Tại sao lại có câu ‘’ Chè Thái Gái Tuyên’’
CHÈ THÁI GÁI TUYÊN: đây là câu nói mà có thể coi là câu SLOGAN của mảnh đất thành Tuyên, để lý giải câu nói ấy thì có rất nhiều cách hiểu, và ngày hôm nay em xin được kể ra hai cách hiểu chính mà mỗi người con đất Tuyên Quang đều được cha ông kể lại từ lúc mới lọt lòng, kể về mảnh đất của mình.
Cách lý giải thứ nhất đó là: Thái Nguyên và Tuyên Quang là hai tỉnh giáp danh nhau, nơi dây có loại đất rất phù hợp với điều kiện sinh sống và phát triển của cây chè là dất đỏ và khí hậu mát mẻ, chính vì vậy nơi đây cây chè phát triển rất thuận lợi, khi đi qua các tỉnh này ta sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đồi chè có hình bát úp trải dài đến tận chân trời. Và nếu như tại Tuyên quang có các loại chè như chè Vân Du, chè Bát Tiên là loại khi uống sẽ thấy chát nghẹn đắng tại đầu lưỡi nhưng khi nước chè đi qua cổ họng ta sẽ thấy vị ngọt dằn lại thơm mát của hương thơm bao trọn là hương của cây cỏ, của đất trời.
Thì tại Thái Nguyên lại nổi danh với loại trà đó là chè Móc Câu. Và lúc bấy giờ thì lượng chè tại Thái Nguyên là rất nhiều, nhưng người hái lại ít bởi vậy những cô gái dân tộc Tày, Nùng, Cao Lan, từ Tuyên Quang sang Thái Nguyên hái chè thuê, và người ta thấy các cô gái ấy thì có vóc người dong dỏng cao, nước da trắng mịn, tóc đen dài thì ai cũng suýt xoa và khen ngợi tại sao trên vùng sơn cước này khi mà cuộc sống phải lao động nhiều như vậy các cô gái vẫn xinh đẹp như vậy. Thì lúc ấy mọi người đều bảo con gái Tuyên Quang rất xinh. Và câu nói CHÈ THÁI GÁI TUYÊN đã ra đời.
Cách hiểu thứ hai: đó là vào thời điểm nhà Mạc suy vong, khi chúa Trịnh Tùng mang quân đánh nhà Mạc, lúc bấy giờ nhà Mạc bị đánh bại và vua nhà Mạc - Mạc Hậu Hợp đã mang theo gia quyến và rất nhiều cung tần mỹ nữ cùng vàng bạc châu báu chạy lên Tuyên Quang trốn nạn. Khi lên đến đây Mạc Hậu Hợp đã cho xây dựng tường thành kiên cố và đến ngày nay khi chúng ta đến khu vực chợ Tam Cờ và cổng trường THPT Tân Trào thì sẽ thấy dấu tích ấy còn sót lại.
Và sau này khi chúa Trịnh đánh lên Tuyên Quang nhà Mạc rút chạy lên Cao Bằng, nhà Mạc đã bỏ lại toàn bộ cung phi để tháo chạy, toàn bộ cung tần mỹ nữ được thả tự do cho trở về quê hương, nhưng họ không về mà lựa chọn ở lại Tuyên Quang lấy chồng sinh sống. Đời sau của họ ai cũng xinh đẹp taoj nên danh tiếng GÁI TUYÊN. Và trước khi dịch COVID đến thì cuộc thi người đẹp thành tuyên chính là một trong các điêu đặc biệt thu hút KDL đến với Tuyên Quang.
3. Nội dung nâng cao, liên hệ Wondertour để được hướng dẫn tải bài thuyết minh đầy đủ
4.Đăng ký tour :
Đăng ký Tour Tuyên Quang: NA HANG – LÂM BÌNH – ATK TÂN TRÀO tại đây
Hoặc liên hệ với Wondertour
Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Hướng dẫn viên: Lê Mỹ Hạnh Hướng dẫn viên chuyên tuyến: Tuyên Quang Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức |