Hà Tĩnh là một mảnh đất hữu tình, địa linh nhân kiệt, một mảnh đất giàu truyền thống cách mạng oanh liệt kiên trung, mảnh đất của núi Hồng, sông La huyền thoại. Nơi đây đã sinh ra cho dân tộc nhiều nhà cách mạng và người con ưu tú như đại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ, nhà chính trị, quân sự Nguyễn Công Trứ, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu,…Hà Tĩnh còn tự hào là quê hương của hai cố tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam là Trần Phú và Hà Huy Tập. Hà Tĩnh cũng là nơi sinh ra người Đoàn viên Cộng Sản đầu tiên là anh Lý Tự Trọng. Còn bây giờ đoàn của chúng ta đang dừng chân trên một địa danh lịch sử mà tên tuổi cứ vang xa, vang mãi một thời kì oanh liệt đó chính là Ngã Ba Đồng Lộc, một ngã ba thần diệu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một ngã ba đã chứng kiến cuộc hành quân của cả một dân tộc đi vào cuộc chiến. Nơi đây đã thấm đẫm bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, xương máu của những người chiến sĩ. Đã biết bao người con gan góc dạ dày một lòng vì tiền tuyến, vì miền nam thân yêu. Dẫu trong mưa bom bão đạn, ngã ba Đồng Lộc vẫn sống mãi, mạch máu giao thông ở ngã ba Đồng Lộc không bao giờ tắc nghẽn.
Xin được trân trọng giới thiệu với thầy cô và toàn thể các bạn khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đây là một điểm di tích tham quan gồm 7 hạng mục công trình chủ đạo nhằm phần nào khắc họa lại chiến trường Đồng Lộc năm xưa và đồng thời để bày tỏ lòng biết ơn đến những người chiến sĩ, anh hùng đã hi sinh vì màu trời Đồng Lộc, vì sự độc lập của nước nhà.
Cột biểu tượng lưu niệm của ngành Giao thông vận tải
Cột nằm ngay chính giữa Ngã ba – nơi giao nhau của 3 tuyến đường Lạc Thiện – Đồng Lộc, Khe Giao – Đồng Lộc, Ba Giang – Đồng Lộc.
Hiện tại các thầy cô và toàn thể các bạn đang ngồi trong nhà đón tiếp khách của ban quản lý, tí nữa chúng ta sẽ ra phía ngoài làm lễ dâng hương cho các liệt sĩ. Cách đây một trăm mét về phía Bắc đoàn sẽ đi qua một biểu tượng giao thông nằm ngay chính giữa ngã ba đường, đó chính là Ngã Ba Đồng Lộc.
Còn con đường chạy dọc theo khuôn viên khu di tích đó chính là con đường QL 15A một nhánh chính của đường mòn HCM con đường Trường Sơn năm xưa, con đường này có thể thầy cô và các bạn ở đây đã từng nghe nhắc đến trong một ca khúc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí khi viết về mảnh đất và con người Hà Tĩnh thân yêu đó là bài hát “ Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” , trong bài hát có viết: “Đường Đồng Lộc, đường Khe Giao, đường Hồng Lam đèo Ngang, Linh Cảm /Cùng bao nhiêu con đường ra mặt trận, giặc điên cuồng trút hàng loạt bom rơi”. Đường Đồng Lộc, đường Khe Giao được nhạc sĩ nhắc đến trong bài hát chính là con đường QL 15A này. Ngày hôm nay đoàn chúng ta có mặt tại đây, trước khi nhắc đến những chiến công của quân và dân ta đã làm lên tại mảnh đất nhỏ bé thân yêu này. Cho phép em xin được giới thiệu dõ cho quý đoàn nhà mình cùng biết tại sao Ngã Ba Đồng Lộc lại là một trong những trọng điểm đánh phá rất ác liệt của đến quốc Mỹ trong những năm tháng chiến tranh. Kính thưa thầy cô và các bạn, bắt đầu từ năm 1964, sau khi thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, nhất là sau “chiến lược chiến tranh đặc biệt”, để cứu vãn tình thế đế quốc Mỹ mở rộng “chiến lược chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và leo thang ra đánh phá miền Bắc. Mục tiêu chiến lược của chúng là nhằm cắt đứt sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam, phá hoại công cuộc xây dựng XHCN của ta ở miền Bắc, đưa Việt Nam trở về thời kì đồ đá.
Về phía ta, sau Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968) thì nhu cầu tăng viện cho chiến trường miền Nam về vũ khí, đạn dược, lương thực, xăng dầu trở nên cấp thiết. Và để đạt được mục đích của mình, đế quốc Mỹ tập trung toàn bộ sức mạnh của không quân, hải quân đánh vào các đầu mối giao thông quan trọng của ta trong đó có quân khu IV. Chính vì vậy, chỉ sau một thời gian rất ngắn đến năm 1968 tuyến đường quốc lộ 1A đi qua địa bàn Hà Tĩnh đã bị bom đạn của đế quốc Mỹ phá hỏng hoàn toàn. Lúc bấy giờ, mọi thông thương chính từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc, mọi thứ như vũ khí, đạn dược, lương thực thực phẩm của miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam đều phảt bắt buộc phải chuyển hướng qua con đường 15A, mà con đường 15A lại chạy qua Ngã ba Đồng Lộc. Vì vậy trong một giai đoạn lịch sử nhất định, con đường 15A, Ngã ba Đồng Lộc trở thành yết hầu, là mạch máu giao thông, là con đường độc đạo duy nhất để nối liền hai miền Nam Bắc. Nhận rõ vị trí quan trọng của Ngã ba Đồng Lộc một bên là ruộng lớn một bên là đồi núi, ở giữa là con đường độc đạo, nếu đánh vào Ngã Ba Đồng Lộc Mỹ có thể cắt đứt được sự chi viện của Miền Bắc cho chiến trường Miền Nam. Chính vì vậy địch đã tập trung đánh phá ác liệt Ngã Ba Đồng Lộc ngay từ đầu. Ác liệt nhất là trong năm 1968, chỉ tính riêng trong vòng 7 tháng ném bom hạn chế từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968, chúng đã đánh vào Ngã Ba Đồng Lộc hơn 2000 trận đánh và đã ném gần 50.000 quả bom các loại đó là chưa kể bom bi, rocket và đạn 20mm. Bình quân mỗi tháng chúng đánh 28 ngày, nguyên tháng 10 năm 1968 chúng đã đánh vào đây cả 30 ngày, ngày đánh nhiều nhất là 103 lần bay với trên 800 quả bom các loại. Suốt ngày đêm không lúc nào Đồng Lộc ngớt tiếng bom đạn. Bom chồng lên bom, hố bom chồng lên hố bom cả mảnh đất Đồng Lộc ngày xưa cứ bị xới đi xới lại. Người ta đã thống kê rằng, cứ trung bình mỗi mét vuông đất nơi đây đã phải gánh chịu hơn 3 quả bom tàn phá, đoàn chúng ta thử tưởng tượng cứ trên ba quả bom 1m vuông thì Đồng Lộc ngày xưa sẽ như thế nào, không thể có một bóng cây ngọn cỏ nào có thể mọc nổi, chỉ có hố bom chồng lên hố bom. Và trong chiến lược của đế quốc Mỹ bằng mọi giá chúng muốn biến Ngã ba này thành điểm chết, thành một bãi hoang không bóng người và không một chuyến xe qua.
Để lại nhiều xúc động nhất là tại khu mộ 10 nữ anh hùng liệt sỹ TNXP, họ là một phần của nơi này, một phần của lịch sử.
Sống và chiến đấu tại Ngã Ba Đồng Lộc lúc bấy giờ vẫn có rất nhiều lực lượng tiêu biểu như lực lượng bồ đội, công nhân giao thông, công an, dân công, lái xe, dân quân du kích, nhưng hùng hậu nhất đông đảo nhất vẫn là lực lượng thanh niên xung phong. Số người có mặt lúc đông nhất lên tới 16.000 người. Đã từng có 16.000 người sống và làm việc tham gia chiến đấu tại chảo lửa hố bom này. Họ làm việc với tinh thần “sống bám cầu bám đường”, “chết kiên cường dũng cảm” “Giặc phá ta xửa ta đi, giặc lại phá ta lại xửa ta đi”, không quản ngại hy sinh gian khổ những cahfng trai cô gái với lứa tuổi 20 họ đã dám đánh bổng cả lịch sử, họ đã hóa thân trên những con đường để đi đến tương lai. Còn nhân dân Hà Tĩnh thì nhường nhà, nhường vườn để làm nơi giấu xe, giấu hàng, nơi cứu thương, có gia đình còn sẵn sàng dỡ nhà lấy ván lát đường chống lầy cho xe qua.
Cuộc sống của các anh các chị ngày xưa mậc dù sống giữa chảo lửa bụi bom luôn luôn kề cận giữa sự sống và cái chết, nhưng họ vẫn rất lạc quan tin tưởng, họ tin tưởng rằng ngày mai tổ quốc mình được độc lập, dân tộc mình được tự do. Niềm lạc quan tin tưởng của quân và dân ta ở Ngã Ba Đồng Lộc trong những năm tháng chiến tranh được thể hiện rất rõ trong bức thư của chị Võ Thị Tần tiểu đội trưởng, tiểu đội 10 cô gái thanh niên xung phong, chị đã viết thư gửi về cho mẹ năm ngày trước lúc chị hi sinh. Trong bức thư gửi về cho mẹ chị Tần đã viết:
“Mẹ ơi! Ở đây vui lắm mẹ ạ. Ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, ban ngày chúng đem bom giết cá để chúng con cải thiện bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển được những trái tim của chúng con.
Mẹ ạ, thằng Mỹ còn hung hăng thì còn nhiều chuyện để kể cho mẹ nghe về sự thất bọi của chúng trên mảnh đất nhỏ kiên cường này. Mẹ ơi! Thời gian này địch đánh phá ác liệt nhưng bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Quyển sổ tay mẹ gửi cho con dạo nọ đã gần hết rồi mẹ nhớ gửi thêm cho con ít giấy nữa nhé.
Mẹ, mới về thăm mẹ đó mà sao con thấy nhớ mẹ quá. Con mong mẹ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con nhiều.”
Đó là một đoạn trong bức thư mà chị Tần đã viết gửi về cho mẹ ở quê nhà. Và riêng người mẹ của chị Tần lại không ngờ được rằng đây cũng chsinh là lời tiễn biệt cuối cùng của người con gái có thể gửi về cho mẹ từ chiến trường để rồi năm ngày sau đó, người con gái bé nhỏ của mẹ cùng chín người con gái khác đã mãi mãi nằm lại Ngã Ba Đồng Lộc để bảo vệ cho mạch máu giao thông luôn chảy về Nam. Cũng chính từ niềm lạc quan tin tưởng đó đã giúp cho quân và dân ta ở tại ngã ba Đồng Lộc, tại mảnh đất này đã xuất hiện rất nhiều các chiến tích anh hùng của các cá nhân tập thể. Về mặt tập thể tiêu biểu như trung đoàn Pháo binh 210 trung đoàn này được thành lập nhằm bảo vệ khu công nghiệp Gang Thép - Thái Nguyên nhưng do nhu cầu cấp thiết đã được cử vào chiến đáu bảo vệ vùng trời ngã ba Đồng Lộc cho nhân dân và lực lượng thanh niên xung phong làm đường. 148 ngày đêm chiến đấu tại Ngã Ba Đồng Lộc trung đoàn đã hi sinh tới 122 đồng chí. Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ địa phương Hà Tĩnh cùng trung đoàn Pháo cao xạ 210 đã bắn rơi tất cả 14 máy bay Mỹ tại mảnh đất này. Tổ máy gạc xúc Uông Xuân Lý, tổ máy gạc một cục công trình một, và đậc biệt tại đây có đại đội thanh niên xung phong 551 hầu hết là nữ. Còn việc cá nhan tiêu biểu như anh hùng Nguyễn Tiến Duật, anh hùng lao động Nguyễn Tri Ân, anh hùng Uông Xuân Lý, nữ anh hùng La Thị Tám, anh hùng phá bom Vương Đình Nhỏ… tất cả các anh các chị đã làm lên một Ngã Ba Đồng Lộc khí chất hào hùng trong những năm tháng chiến tranh. Nhưng có lẽ khi nói đến Ngã Ba Đồng Lộc, nói đến những chiến công oanh liệt tại ngã ba Đồng Lộc và nói đến nhưng sự hi sinh đau thương mất mát tại Ngã Ba Đồng Lộc không ai không thể không nhắc đến sự hi sinh tiêu biểu đầu thảm độc trong cùng một khoảng khắc của 10 nữ thanh niên xung phong, mười đóa hoa bất tử, mười bông hoa trinh liệt. Cac chị thuộc tiểu đội 4, đại đội 552, tổng đội 55 do chị Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng tiểu đội gồm 12 thành viên. Kính thưa toàn thể đoàn, mười cô gái hi sinh tại Ngã Ba Đồng Lộc ngày nào đều có một điểm trung đó là các chị đều quê hương tại tỉnh Hà Tĩnh trong đó có 5 chị quê ở Đức Thọ, ba chị quê ở Can Lộc, một chị quê ở Hương Sơn và một chị quê ở TP. Hà Tĩnh. Mười cô gái hi sinh lúc bấy giờ tuổi đời đang còn rất trẻ, người trẻ tuổi nhất của tiểu đội đó là chị Võ Thị Hà chị sinh năm 1951 lúc hi sinh chị Hà mới chỉ vừa mới tròn 17 tuổi, ba người chị cả lớn tuổi nhất đó là chị Võ Thị Tần tiểu đội trưởng, chị Hồ Thị Cúc tiểu đội phó, và chị Nguyễn Thị Nhỏ đội viên các chị cùng sinh năm 1944 lúc hi sinh các chị cũng chỉ vừa mới có 24 tuổi. Mười cô gái thanh liên xung phong ngày nào đã cùng hàng trăm hàng ngàn các chàng trai cô gái khác họ đã về với chiến trường Ngã Ba Đồng Lộc trong những ngày ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Và các công việc chủ yếu của các anh các chị ngày xưa đó là canh giữ giao điểm, quan sát maý bay giặc thả bom, phá bom và san lấp hố bom sửa đường cho xe thông ra mặt trận an toàn. Và các công việc ấy hầu như các anh các chị làm vào ban đêm bởi vì ban ngày máy bay giặc ném bong rất ác liệt xuống Ngã Ba Đồng Lộc. Có những đêm các cô gái thanh niên xung phong đã anh dũng mặc áo trắng cầm tay nhau để làm hàng rào cọc tiêu làm ngọn đèn dẫn đường chỉ lối cho xe ra mặt trận.
Nhưng vào ngày hôm ấy, ngày 24 tháng 7 năm 1968, tiểu đội trưởng chị Võ Thị Tần cử chị Lê Thị Hồng đi Quảng Bình lấy gỗ về làm hầm, còn chị Nguyễn Thị Thanh bị ốm nên nằm ở nhà. Thời gian vào buổi trưa sau khi đang kho dở nồi cá thì nhận được lệnh của đại đội, nhanh chóng san lấp hố bom giao thông đường vào giữa ban ngày. Tiểu đội 4 của chị Võ Thị Tần cũng như bao tiểu đội khác họ bất chấp bom đạn, bất chấp mạng sống của mình và anh dũng xung phong về nhận nhiệm vụ tại trọng điểm Ngã Ba Đồng Lộc, nơi ác liệt nhất của bom đạn. Khoảng 12h trưa của ngày hôm đấy sau khi chị em vừa chia nhau nắm mì, trên vai quốc xẻng các chị vô tư gọi nhau ra làm việc. Trong khi đang xửa đường như vậy máy bay giặc kéo đến, ném bom liên tục mười chị em vẫn vục đất đứng dậy lại đào đất, bê đá, đẩy xe, san lấp hố bom. Giữa cái nắng trói trang của mùa hè, các cô gái thanh niên xung phong vừa cười vừa đói vẫn vô tư làm việc, lúc ấy mồ hôi đã ướt đẫm và tóc tai đã bết đầy đất. Đến trận đánh thứ 15 vào lúc 16h cùng ngày, lúc đó mấy chị em còn đang san lấp hố bom cách vị trí trọng điểm ngã ba Đồng Lộc khoảng 300m về phía Nam máy bay giặc lúc này ào ạt ném những đợt bom nhằm vào mục tiêu nhỏ bé là mười cô gái đang làm việc ham say. Lần này cũng như những lần khác mười chị em tạm lánh vào một căn hầm gần nhất ngay cạnh bên sườn đồi, trú ẩn cho bom đạn đi qua rồi lại vục đất đứng dậy làm cho xong công việc trước khi màn đêm buông xuống nhưng không ngờ được rằng trong trận đánh ấy trận đánh vào lúc 16h30 cùng ngày 24 tháng 7 năm 1968 khi mười cô gái thanh niên xung phong bé nhỏ còn đang tránh bom trong hầm như vậy thì bất ngờ một trong số hàng loạt quả bom máy bay giặc ném xuống đã rơi nagy xuống trước cửa hầm đành sập hầm và bao trùm lên tất cả các chị. Ở trên đài quan sát Đại đội trưởng nhìn xuống đã 1 phút, 2 phút, rồi 5 phút cứ lặng lẽ trôi qua, đồng đội đợi mãi, đợi mãi không còn thấy ai một trong mười cô gái của tiểu đội 4 đứng dậy làm đường nữa. Đồng đội đã linh cảm thấy một điều đau lòng đã xảy ra. Họ vội vàng chạy ào xuống ngã ba Đồng Lộc trong đó có Đại đội trưởng, tiểu đội, tiểu đội 8 và các anh xe ủi. Trong làn khói om mù mịt, lúc này đồng đội chỉ còn biết khóc và gọi tên từng chị một: “Xanh ơi?, Hường ơi?, Nhỏ ơi? các em ở mô rồi?” Gọi mãi, gọi mãi sao không thấy ai trong mười đồng chí của mình trả lười cả. Lúc ấy trên mặt đường 15A chỉ còn lại mấy chiếc nón rách cùng một số chiến quốc nằm yên bình trong làn khói bom mù mịt. Khi nhìn vào những chiếc nón đồng đội biết rằng các đồng chí của mình đã không còn nữa. Cả chiều và suốt đêm hôm ấy, trong niềm sót thương vô hạn tất cả nhwuxng người đồng đội đã đào bới tìm thi hài các chị, sau 2h đồng hồ đào bới thì đã tìm tháy chị Võ thị Tần, sau đó lần lượi là chị Nguyễn Thị Xuân, chị Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Thị Hà, Trần Thị Rạng, Trần thị Hường. Đào tiếp hầm thứ 2 thì tìm thấy chị Dương Thị Xuân, Võ Thị Hợi và Hà Thị Thanh. Những sau suốt 1 đêm 2 ngày tìm kiếm đào bới vẫn chỉ tìm thấy có chín thi hài còn chị Hồ Thị Cúc tiểu đội phó của tiểu đội chị quê hương tại Xã Sơn Bàng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh không thấy ở đâu. Trong những giây phút bối rối ấy đồng đội hiểu rằng không thể dem chín thi hài an táng trước được phải tìm cho bằng được thi hài của chị Hồ Thị Cúc đưa chị về với chín người chị em đồng đội của mình, không thể để cuộc đời các chị em chia lìa được. Và dường như tất cả mọi người đã dùng đôi bàn tay của mình để lận từng tấc đất tại chiến trường Đồng Lộc để tìm thi hài chị Cúc có ông Thanh (tên thật là Nguyễn Thanh Bính) nhân viên kĩ thuật của ngành giao thông vận tải sau này là nhà thơ Yến Thanh đồng đội của các chị ông đã kể lại rằng khi ông nhìn vào mười chiến quan tài đã xếp thành một hàng ngang như vậy nhưng lúc đó điểm danh lại chỉ có chín chiếc quan tài đã có chủ, riêng chiếc quan tài rành cho chị Cúc vẫn còn trống rỗng không hiểu chị đang bị vùi ở đâu đó trong lòng đất lạnh lẽo, đồng đội chưa tỉm ra được. Khi nhìn vào chiếc quan tài chị Cúc ông Yến Thanh đã khóc và bằng cả lỗi lòng với những người đồng chí ông đã viết lên bài thơ với hi vọng sẽ kêu gọi được linh hồn chị, bài thơ ấy có tựa đề “Hồn trinh nữ ở đâu” sau này đổi tên thành “ Cúc ơi”:
“Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu sao không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ mặt
Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
Chín bỏ làm mười răng được!
Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc
Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! em ở đâu?
Đất nâu lạnh lắm
Da em xanh. Áo em thì mỏng!
Cúc ơi! em ở đâu?
Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố
Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp năm em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn
Em ở đâu hỡi Cúc?
Đồng đội tìm em
Đũa găm cơm úp
Gọi em
Gào em
Khản cổ cả rồi
Cúc ơi!”
Đó là những gì mà đồng đội của chị đã viết nên trong những giấy phút bối rối nhất. Đến chiều tối của ngày thứ ba không hiểu sao sự linh thiên của mười cô gái, hay là chị Cúc đã hiểu được lỗi lòng của đồng đội mà ngày hôm đó mọi người đã tìm thấy thi hài của chị Hồ Thị Cúc cũng trong căn hầm ấy. Nhưng chị lại bị vùi xâu rưới hầm, do chị bị vùi sâu rưới hầm nên khi tìm kiếm thi hài đồng đội lại chủ yếu dùng bàn tay của mình để đào bới từng tấc đất là chính cho nên họ đã không đoán ra và không tìm thấy chị Cúc. Chiều tối của ngày hôm đó lúc tìm được thi hài mọi người kể lại chị Hồ Thị Cúc vẫn còn đang trong tư thế ngồi xổm trên đầu đội nón lệch sang một bên,còn đầu mười ngón tay đã bị rách bầm, máu đã khô. Khi nhìn vào đôi bàn tay của chị đồng đội dựu đoán trong thời điểm bom nổ hầm sập xuống khoảng khắc ấy do chị Cúc ở sâu trong căn hầm nên đã chịu sức ép nặng nhất và chịn vẫn đang còn sống, chị đang sống và cố dùng 10 đầu ngón tay của mình để cào bới đất đi ra niềm hi vọng cuối cùng của sự sống. Nhưng do sâu quá đất dầy quá nên chị Cúc đào mãi bới mãi rách cả 10 đầu ngón tay kiệt sức rồi chị đã nằm lại ở đây. Sau khi tìm thấy được thi hài của chị Cúc những người đồng đội đưa chị về quây quần bên chín người đồng đội của mình và bắt đầu lễ an táng chuy điệu cho 10 cô gái thanh niên xung phong bằng 10 chiếc quan tài thời chiến, lễ chuy điệu diễn ra trong sự đau thương vô hạn của tất cả những người đồng đội. Còn trong lúc đó trên bầu trời Đồng Lộc lúc ấy máy bay giặc vẫn đang tiếp tục quật lượn và bom vẫn cứ tiếp tục rơi.
Kính thưa quý các thầy cô giáo và toàn thể các bạn sinh viên thân mến vào lúc 16h ngày 24 tháng 7 năm 1968 dòng máu đang chảy trong tim của 10 cô gái thanh niên xung phong đã anh dũng đổ xuống Ngã Ba Đồng Lộc hòa vào dòng máu của hàng trăm hàng ngàn các anh hùng liệt sĩ để giữ cho mạch máu chung của tổ quốc được nối liền Bắc Nam, để cho tổ quốc được bình yên như ngày hôm nay.
Mười nữ thanh niên xung phong là mười đóa hoa bất tử, mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc đã đi vào lịch sử như một dấu ấn hào hùng của tinh thần quả cảm, chính nghĩa anh hùng cách mạng, cuộc đời của họ đã trở thành điển tích, huyền thoại khi cả sự sống và cái chết đều mang vẻ bi tráng của một thiên anh hùng ca bất tử.
Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ TNXP toàn quốc.
Nhà bia tưởng niệm TNXP toàn quốc và các anh hùng liệt sỹ hy sinh tại Ngã ba Đồng lộc được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng vào năm 1998, đến năm 2000 được hoàn thành và ghi danh 1.950 anh hùng liệt sỹ. Năm 2007, nhà bia tiếp tục được xây dựng, tu bổ và tôn tạo lại, đến thời điểm hiện tại, nhà bia đã ghi danh gần 4.000 các anh hùng liệt sỹ. Nhà bia tưởng niệm chính là trang sử hào hùng và bi tráng của lịch sử, là hiện thân của lực lượng “Vai trăm cân, chân vạn dặm”, không tiếc tuổi xuân và xương máu vì độc lập tư do của dân tộc. Tên tuổi của các anh hùng liệt sỹ TNXP và các anh hùng liệt sỹ hy sinh tại Ngã ba Đồng lộc sẽ được lưu danh muôn đời, để lớp lớp con cháu ngưỡng vọng, tôn kính tự hào.
Các mảng ở hai bên nhà bia, là danh sách các anh hùng liệt sỹ TNXP hy sinh trên mọi miền quê hương của Tổ quốc và các anh hùng liệt sỹ hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc, gồm: Họ tên, năm sinh, quê quán, đơn vị chiến đấu, ngày tháng năm hy sinh.
Mặt chính diện của nhà bia là văn bia do Giáo sư – Anh hùng lao động Vũ Khiêu phụng soạn. Trong bài văn bia, Giáo sư Vũ Khiêu đã nhấn mạnh đạo lý muôn đời của dân tộc Việt Nam.
Bài văn bia chúng ta thấy được sự cảm kích, lòng tự hào về dân tộc Việt Nam trong nỗi xúc động thiêng liêng toát ra từ hơi văn hùng tráng, linh khí lan tỏa, với những câu biến ngẫu uyển chuyển, khiến chúng ta càng thêm tự hào trước truyền thống anh hùng của dân tộc, trước cuộc sống nhân văn cao cả của con người Việt Nam.
Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ngành GTVT
Đài tưởng niệm là không gian ghi danh và tưởng niệm 842 anh hùng liệt sỹ ngành GTVT hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn Hà Tĩnh. đài tưởng niệm được xây dựng nhằm giáo dục truyền thống về sự cống hiến, hy sinh to lớn của ngành GTVT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc.
Tượng đài chiến thắng
Tượng đài chiến thắng đồng Lộc do nhóm kỹ sư thiết kế - họa sĩ Lê Đình Quỳ, Quốc Lập ...sáng tác. Tượng đài được khởi công vào ngày 15-7-1995 và khánh thành vào dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Đồng Lộc 15-7-1998. Tượng đài chiến thắng Đồng Lộc chính là biểu tượng bất hủ của sức mạnh, ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần vươn lên, đạp bằng mọi gian nan, nguy hiểm của lực lượng TNXP, bộ đội, công nhân giao thông, công an, dân quân du kích…
Nhà trưng bày truyền thống TNXP toàn quốc
Đây là nơi mà lịch sử TNXP hiện lên tráng liệt nhất, rõ nét nhất, sống động nhất. Gian chính diện có cụm tượng Bác Hồ với bộ đội, TNXP. Hiện nay có gần 1.000 hiện vật và tư liệu cho chúng ta thấy cuộc sống lao động, chiến đấu của TNXP trên mọi ngả đường với tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến”, “Địch phá một, ta làm mười”. Ngoài ra còn trưng bày một số hiện vật ngoài trời như: Máy bay AD6, pháo 57,37, gat 63,57, máy ủy…
Tháp chuông.
Tháp gồm 7 tầng, 8 mái, cao 37m, trên đỉnh tháp có treo quả chuông nặng 5,7 tấn. Du khách có thể theo bậc cầu thang (hình xoắn ốc) để lên đến đỉnh tháp, ngắm nhìn toàn cảnh Ngã ba Đồng Lộc hay hướng mắt ra xa để chiêm ngưỡng cảnh trời Can Lộc “trời mô xanh bằng trời Can Lộc, nước mô xanh bằng dòng nước sông La, ai về Hà Tĩnh mà quê ta…”.
Khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba Đồng Lộc đã được xếp hạng là KDT lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt, nơi đây đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho lớp lớp thế hệ sinh ra sau chiến tranh, để bất kỳ ai lớn lên đều thấy mình phải có nghĩa vụ sống sao cho xứng đáng với những gì mà thế hệ cha anh đi trước đã làm cho đời sau.
Đăng ký tour: tại đây
hoặc liên hệ với Wondertour Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777
Hướng dẫn viên: Lường Hoài Nam Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức. |