“Vì tôi luôn có một chiếc bụng đói Bụng đói để ăn được hết tất cả món ngon trên cuộc đời Nào cá nào tôm nào cua rất ngon tôi ăn luôn cả rau Vì ba mẹ tôi dạy không lãng phí đồ ăn
Vậy nên tôi thích một chiếc bụng đói bụng đói để ăn được hết tất cả món ngon cùng một lúc Nào bánh nào hoa quả thơm rất thơm không quên kem thật ngon Sợ béo thì ăn xong tôi đi tập thể dục.”
Mến chào thể quý đoàn nhà mình, sau đây em HDV Hảo An xin được phép review về ẩm thực Tây Bắc. Như người xưa có câu “ có thực mới vực được đạo” vậy hãy cùng Hảo An lấp đầy chiếc bụng của mình nhé!1.Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là món ăn sáng tạo do bàn tay khéo léo của người Tai đen chế biến. Xuất phát từ nhu cầu vài ba ngày mang thịt vào rừng làm thức ăn dự trữ cho những ngày mưa, ngày khó hết lương thực, người Thái đen xưa quan niệm nếu ướp rồi phơi khô thịt trâu, bò, lợn sẽ để được lâu hơn. Thịt trâu gác bếp đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và sự kiên nhẫn để thực hiện. Vì vậy, họ lấy từng miếng thịt ở vai, chân và mắt sườn của trâu, bò, lợn rồi chặt thành hình thoi theo chiều dọc thớ thịt, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ hơn theo thớ thịt. Thịt được ướp gia vị được treo trên bếp, khói từ bếp truyền thống tỏa nhiệt vào thịt và làm chín từ từ. Thịt trâu nấu theo cách này để được lâu, thường từ 8 tháng đến 1 năm.
2. Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là món ăn đặc sản của vùng cao nguyên phía mảnh đất này của Việt Nam. Điểm thú vị của món ăn nằm ở việc sử dụng 5 màu sắc bắt mắt để tạo nên bộ tương hoàn toàn tương sinh, tượng trưng cho ngũ hành. Nhưng lưu ý rằng mỗi màu có thể phản ánh những ý nghĩa riêng khiến cho món xôi ngũ sắc sẽ đặc biệt hơn món đơn lẻ. Do sở thích của người nấu nên có vô số cách để làm cho mâm xôi ngũ sắc trở nên hấp dẫn. Phổ biến nhất phải kể đến hoa năm cánh, ruộng bậc thang, hoa tháp,…
Bên cạnh những ý nghĩa chung về sự đoàn kết, trung thành, hiếu thảo, xôi ngũ sắc còn mang những ý nghĩa riêng cho từng màu sắc được sử dụng. Màu đỏ thể hiện hoài bão và ước mơ cuộc sống, màu tím biểu thị đất đai màu mỡ, màu vàng biểu thị sự sung túc, màu xanh lá cây hàm ý sự bao la của núi rừng Tây Bắc, màu trắng phản ánh tình yêu trong sáng và chân thành. Đó là quan điểm của địa phương!
3. Cơm Lam
Cơm lam nghĩa là cơm được nướng trực tiếp trên ngọn lửa, gạo được nấu trong ống tre bịt kín vẫn giữ nguyên mùi hương và không mất đi chất dinh dưỡng.Cơm lam đã trờ thành một món ăn độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Thái Tây Bắc. Món ăn giản dị này lại mang hương vị đặc trưng của núi rừng nơi đây. Món cơm tưởng chừng rất đơn giản trong nguyên liệu và cách làm nhưng ngược lại là cả một nghệ thuật, một ý tưởng của người vùng cao về sự hòa quyện giữa nước, lửa và những ống nứa non. Cơm lam tây bắc có hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vị cay của gừng, vị ngọt của nước ống nứa, vị thanh thanh lá chuối, mùi của khói bếp lửa thật quyến rũ. Cơm lam có thể ăn ngay hoặc để cả tuần mà vẫn mềm, ngon và không bị thiu mốc. Thời kháng chiến, đồng bào thường lấy cơm lam tặng bộ đội ăn thay lương khô.
4. Thịt lợn cắp nách
Sở dĩ có cái tên thú vị này là vì con lợn này nhỏ vừa đủ để người đồng bào kẹp vào nách để mag ra chợ bán. Thịt lợn “cắp nách” là loại thịt thuần và sinh trưởng tự nhiên trong rừng. Bởi vì họ chỉ ăn những thứ họ có thể tìm thấy để trọng lượng nhẹ nhưng thịt của nó không có dầu mỡ và cực kỳ ngon. Tất cả các món ăn nấu từ loại thịt lợn này đều có hương vị tuyệt vời.
Lợn cắp nách được đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn đa chủng và quyến rũ như nướng , xào , hấp… Để có được món lợn cắp nách hoàn hảo không thể thiếu lá nhội và hạt dổi hoặc hạt xẻn. Những thứ gia vị độc đáo này được nháo nhào cùng muối , ớt xanh tạo nên một thức chấm duy nhất , những miếng thịt ba chỉ hó háy những khúc lòng mà thiếu đi gia vị này coi như mất đi một phần hương vị. Những ai đã một lần được thưởng thức món lợn “cắp nách” chắc chắn sẽ nhớ mãi.
5. Nậm Pịa
Nậm pịa được làm từ ruột non của trâu, bò hoặc dê. Ruột non làm sạch, nhồi thêm thịt, tiết tươi, đuôi dạ dày, cuống tim… kèm theo gừng, sả, mắc khén, ớt, lá chanh băm, sau đó cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút để tạo món ăn sền sệt. Du khách ăn không quen có thể thấy hơi đắng lúc đầu nhưng càng ăn càng cảm thấy ngọt và thơm hơn.
6. Pa Pỉnh Tộp
7. Thắng cố
Món thắng cố truyền thống của người H'Mông ở Bắc Hà có lịch sử khoảng 200 năm. Theo dân gian truyền lại, thời chiến tranh thiếu các vật dụng nấu ăn như xoong, nồi hay chảo, người ta dùng tấm da ngựa làm cái chảo lớn và dùng con ngựa làm thực phẩm. Món thắng cố giờ đây phổ biến ở nhiều địa phương vùng nơi này và được nấu từ nhiều loại thịt khác nhau như ngựa, trâu, bò, lợn…
Để chế biến một nồi thắng cố ngon, người dân nơi đây dùng nội tạng của ngựa, tiết, xương đem nấu cùng với 12 thứ gia vị như: thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng…và gia vị chính là cây thắng cố. Nồi thắng cố được ninh nhừ khoảng vài giờ đồng hồ, một nồi thắng cố có thể cho tới hàng chục người ăn. Khi ăn múc ra nồi nhỏ rồi nhúng thêm thịt ngựa, rau xanh. Thịt ngựa thơm giòn, bùi bùi kèm với những loại rau xanh mang đặc trưng xứ ôn đới như: cải mèo, su su…chấm với ớt Mường Khương nổi tiếng cay nồng khiến du khách xua tan đi cái giá rét của mùa đông vùng sơn cước. Thắng cố từ bao giờ đã trở thành một món ăn truyền thống tại mỗi phiên chợ vùng cao, ăn thắng cố, nhâm nhi ly rượu ngô Bắc Hà hay rượu San Lùng nồng ấm, thơm phức hẳn sẽ làm say lòng người.
8. Chẳm Chéo
Chẩm chéo hay chẳm chéo là gia vị cổ truyền của dân tộc Thái Đen, tỉnh Điện Biên. Loại gia vị này phổ biến khắp vùng tây bắc nước ta và hấp dẫn khách thập phương. Nguyên liệu chính của món chấm này là ớt, muối, mắc khén, tỏi, hạt dổi, húng lủi, rau thơm, gừng, mùi tàu, sả. Chẩm chéo thường sử dụng để chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống, quả chua..
Nhất là chấm cá nướng, gà nướng thì phải gọi là hết nước chấm luôn ạ, có một chút vị tê tê của hạt mắc khén, thơm của hạt dỗi, quý khách được thưởng thức một lần thì nhớ mãi không quên đâu ạ.
9. Nộm rau dớn
Rau dớn mọc ở khắp nơi trong vườn nhà, bờ ao, bờ suối nên thường có mặt trong bữa cơm hằng ngày của người Thái ở Lai Châu. Cách làm món này cũng khá đơn giản: chọn những ngọn non rửa sạch, phơi nắng cho khô rồi đồ chín, sau đó trộn đều cùng rau thơm, ớt, gừng, tỏ, mì chinh, muối và vắt thêm chút chanh tươi. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào là có thể ăn ngay được.
10.Bánh Cooc Mò của người Tày- Nùng
Trong các món bánh của người Tày Nùng ở Thái Nguyên, bánh cooc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ lạ lùng bởi mùi vị rất đặc trưng riêng biệt. Tiếng Tày coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò.
Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh cooc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị của bánh rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không ngán.
Để đăng ký tour khám phá ẩm thực Tây Bắc tại đây
Hoặc liên hệ với Wondertour
Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777
Hướng dẫn viên: Hảo An Số điện thoại: 0931722777 Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức |