Cái tên tò he xuất phát từ khi nào?
Tò he là loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam làm bằng bột gạo nếp pha lẫn với đường, có thể ăn được.Tò he còn có tên gọi dân dã là "đồ chơi chim cò" vì trước kia nhân vật chính được nặn nên đều mang hình con vật. Cũng có nơi gọi là "con bánh" bởi các hình thù mô phỏng nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... được tạo thành như mâm cỗ để đi lễ chùa.
Sau này người thợ biến tấu sản phẩm, gắn thêm một chiếc kèn ống, ở đầu chiếc kèn quết thêm một ít mạch nha. Khi thổi phát ra âm thanh "tò te", đọc lái thành "tò he". Đây là nguồn gốc cái tên thú vị của món đồ chơi này.
Nét đặc biệt của nghề nặn tò he
Tò he không giống như những mặt hàng khác làm sẵn tại nhà rồi mang đi bán mà được làm ngay tại chỗ khi khách hàng yêu cầu, đây chính là một nét đặc biệt của riêng loại hình này.Để làm ra được thành phẩm đẹp mắt đòi hỏi những người thợ nặn tò he phải khéo léo, sáng tạo, chịu thương, chịu khó. Nguyên vật liệu được chuẩn bị từ ở nhà, sau đó đến nơi bán, người nghệ nhân mới luộc bột và trộn màu. Công đoạn luộc bột tại chỗ nhằm đảm bảo được chất lượng, độ dẻo và sự tươi mới cho sản phẩm.
Dưới sự chứng kiến của những người mua, một sản phẩm tò he được làm chỉ trong vài phút. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó đôi tay người thợ thoăn thoắt biến hóa những cục màu sặc sỡ thành các hình thù bắt mắt khác nhau khiến ai trông cũng phải trầm trồ thán phục.
Từ các hình thù truyền thống như hoa, quả, con vật và những nhân vật trong bộ phim nổi tiếng: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới… ngày nay các cây tò he đã mang nhiều hình dạng hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu thị yếu khách hàng.
Nghề truyền thống "độc nhất vô nhị" nặn tò he ở Hà Nội
Mặc dù nhiều năm trở lại đây món quà tuổi thơ “tò he” đã ít xuất hiện, cũng không còn được ưa chuộng giữa vô vàn trò chơi hiện đại khác nhưng thật bất ngờ, giữa lòng Thủ đô Hà Nội vẫn còn tồn tại một làng nghề truyền thống lưu giữ nét đẹp dân gian này.Đó là làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên. Đây cũng là làng nghề tò he duy nhất ở Việt Nam và là một mảnh ghép không thể thiếu của văn hóa Hà Nội. Trải qua những giai đoạn chuyển mình to lớn của đất nước, những tưởng nghề nặn tò he ở Hà Nội sẽ chẳng thể bến vững nhưng nhờ mối nhân duyên đặc biệt với tò he các nghệ nhân vẫn không ngừng sáng tạo, thổi hồn vào mỗi sản phẩm để trụ lại với nghề. Hầu hết cả làng Xuân La ai ai cũng biết nặn tò he, từ em bé cho tới những cụ già lớn tuổi.
Làng nghề Xuân La đã tồn tại từ khoảng 300 năm trước và những con tò he chưa bao giờ thiếu vắng trong cuộc sống của người dân nơi đây. Vào mỗi ngày hội làng, ngày rằm tháng Giêng hàng năm đều có hội thi tay nghề nặn tò he cho các nghệ nhân, thợ giỏi. Ngoài ra clb tò hè được thành lập trong làng cũng đã đi biểu diễn, giao lưu văn hóa với các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ. Những sản phẩm tò he vượt qua biên giới xuất hiện ở các chương trình giới thiệu, trao đổi văn hóa đã tô đậm thêm nét đẹp văn hóa Việt trong mắt bạn bè quốc tế.
Các nghệ nhân, thợ nghề chúng ta gặp trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường và xuất hiện nhiều vào dịp Tết Trung Thu, hay những nơi nào có đình đám, hội hè. Dần dần, những chiếc thùng gỗ chứa nguyên liệu nặn tò he theo chân nghệ nhân xuất hiện trên khắp các nẻo đường của đất nước, từ Bắc vào Nam.
Từ bao đời nay, nghề nặn tò he ở Hà Nội đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Mỗi ngày, những con tò he vẫn không ngừng ra đời dưới những đôi bàn tay khéo léo, sáng tạo của nghệ nhân làng Xuân La. Món đồ chơi này không còn chỉ dành cho trẻ em mà cũng đã trở thành một nét đẹp trong nền văn hóa của Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Nhằm giúp các bé tìm hiểu và trải nghiệm thực tế cách sản xuất những chiếc tò he đầy tinh xảo, đẹp đẽ Wonder Tour đã tổ chức chương trình Tour Giáo dục kết hợp trải nghiệm thực tế khám phá Tò He tại làng Xuân La, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Chi tiết chương trình như sau
07h00: Xe đón khách tại điểm hẹn, khởi hành đi làng Xuân La, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
09h00: Đoàn tới làng Xuân La, tham quan và tham gia các hoạt động:
Chào mừng các vị khách (Uống trà, thưởng thức kẹo, bánh quê hương)
Giới thiệu về làng nghề:
– Giới thiệu từ các nghệ nhân về nguồn gốc của tò he
– Sự biến đổi của tò he từ quá khứ đến hiện tại, quá trình bảo tồn tò he
– Hướng dẫn cách làm tò he
– Những người tham gia được tự tay thực hiện những sản phẩm tò he dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân.
10h30: Các con học cách thuyết trình về sản phẩm tò he
11h30: Đoàn dùng bữa trưa và nghỉ ngơi.
14h00: Hoạt động gameshow
16h00: Du khách lên đường trở về Hà Nội. Xe và HDV sẽ trả quý khách tại điểm đón ban đầu.
Chia tay đoàn, kết thúc chuyến đi và hẹn gặp lại Quý khách trong chương trình tour tiếp theo.
Với nội dung chương trình như vậy, Wonder Tour mong rằng các bé sẽ có một buổi trải nghiệm thực tế vô cùng thú vị và hiểu được sự tinh tế của những làng nghê dân gian tại nước ta từ thời xa xưa, cũng như cho các bé những bài học bổ ích sau một tuần học tập.